CHUYÊN ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2024

TRƯỜNG THPT PHẠM THÁI BƯỜNG

CHUYÊN ĐỀ:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN LỊCH SỬ THEO HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHO HỌC SINH CÓ HỌC LỰC YẾU, KÉM.

Người thực hiện: Ngô Thị Dạ Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
Chuyên đề thuộc môn: Lịch sử
TRÀ VINH, NĂM 2024

1. MỞ ĐẦU

            Kì thi tốt nghiệp THPT là kì thi lớn nhất, quan trọng nhất của chương trình giáo dục phổ thông. Bởi tốt nghiệp THPT là kết quả phản ảnh quá trình học tập, rèn luyện của học sinh trong suốt 12 năm học, mà trực tiếp là ba năm trung học phổ thông. Đồng thời, tốt nghiệp THPT còn mở ra cánh cửa bước vào giảng đường các trường cao đẳng, đại học chuyên nghiệp cho những em có mong muốn học cao hơn.

Trong những năm gần đây, mặc dù tỉ lệ học sinh trượt tốt nghiệp THPT không nhiều, chủ yếu rơi vào đối tượng học sinh có học lực yếu, kém nhưng đó vẫn là mối lo lắng, trăn trở lớn của các trường THPT và của ngành Giáo dục.

Từ năm 2017 đến nay, khi hình thức thi tốt nghiệp THPT đối với bài thi khoa học xã hội có sự đổi mới từ tự luận sang trắc nghiệm khách quan thì hầu hết học sinh có học lực yếu, kém đều lựa chọn bài thi khoa học xã hội để dự thi với mong muốn để dễ học, dễ đậu hơn. Tuy nhiên trên thực tế, trong bài thi khoa học xã hội thì Lịch sử là môn khó học, khó lấy điểm cao nhất. Sở dĩ như vậy vì môn Lịch sử có khối lượng kiến thức lớn, có nhiều sự kiện ngày tháng cần phải ghi nhớ, đòi hỏi học sinh phải đầu tư thời gian và công sức học tập. Lại thêm hình thức thi trắc nghiệm, kiến thức dàn trải thì không thể nào học tủ được. Trong khi đó, học sinh có học lực yếu, kém thường đã bị hổng kiến thức, có tâm lí ngại khó, ngại học nên dẫn đến chất lượng bài thi chưa cao, mặt bằng điểm thi môn lịch sử trong kì thi tốt nghiệp THPT còn thấp. Tình trạng trên là một thực tế đã và đang diễn ra ở nhiều trường THPT, trong đó có trường THPT Phạm Thái Bường.

Để góp phần nâng cao kết quả kì thi tốt nghiệp THPT nói chung, nhất là nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp môn Lịch sử nói riêng cho học sinh có học lực yếu, kém tôi đã nghiên cứu một số biện pháp và đúc rút qua chuyên đề:

“ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử theo hình thức trắc nghiệm khách quan cho học sinh có học lực yếu, kém”.

2. NỘI DUNG

Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan không phụ thuộc vào người chấm. Ưu điểm của việc thi tốt nghiệp THPT theo hình thức này là đảm bảo được tính chính xác, khách quan, công bằng, nhanh chóng, tránh học tủ, học lệch trong đánh giá năng lực của học sinh. Tuy nhiên, một trong những hạn chế của trắc nghiệm khách quan là đề thi mang tính bao quát cao, lượng kiến thức dàn trải. Nếu học sinh không có kiến thức cơ bản, có kinh nghiệm làm bài thì cũng khó đạt điểm cao, nhất là đối với những học sinh có học lực yếu, kém.

Theo tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại học lực học sinh trung học phổ thông  được quy định tại Điều 13, Quy chế ban hành kèm Thông tư 58 của Bộ Giáo dục – đào tạo, đối tượng học sinh có học lực yếu, kém môn Lịch sử là học sinh có điểm tổng kết môn từ dưới 5,0 trở xuống. Học sinh yếu, kém thường có khả năng ghi nhớ kiến thức không được tốt, lại không ham học vì thiếu động cơ học tập. Đa phần các em chỉ học để đối phó với thầy cô và để lấy điểm tổng kết cho hết môn. Đứng trước một kì thi lớn là kì thi tốt nghiệp, hầu hết các em đều thấy vô cùng áp lực, nhiều khi mất phương hướng.

Để giúp nâng cao chất lượng dạy học, ôn thi trung học phổ thông môn Lịch sử, có nhiều nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh như:

“ Luyện thi THPT Quốc Gia – NXB Đại học QG Hà Nội”; “ Câu hỏi trắc nghiệm khách quan, ôn thi THPH ” – NXB Gióa Dục”; “ Bộ đề Đánh giá năng lực- NXB Dân Trí” “ 50 đề minh họa theo hướng phát triển năng lực- Tailieugiaoan … cùng nhiều nhiều nguồn tài liệu khác.

Khi viết chuyên đề này, tôi chủ yếu đúc kết từ kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy của bản thân.

1. Một số biện pháp cơ bản để giải quyết vấn đề

1.1. Phân hóa đối tượng học sinh có học lực yếu, kém

Trong công tác dạy học và ôn thi tốt nghiệp, việc phân hóa đối tượng học sinh yếu kém theo tôi là biện pháp đầu tiên và có tính chất thường xuyên phải được thực hiện từ đầu năm lớp 12 và diễn ra trong suốt quá trình dạy học. Bởi có rà soát, phân hóa được những học sinh này thì giáo viên mới kịp thời uốn nắn, bổ sung những kiến thức, kĩ năng làm bài mà các em thiếu hụt. Đồng thời giáo viên có thể theo dõi sát sao quá trình học tập của các em từ đó tiếp tục điều chỉnh sao cho có hiệu quả nhất.

Để phân hóa đối tượng học sinh yếu kém tôi tiến hành các bước như sau:

– Bước 1: Ngay từ khi mới nhận lớp, tôi tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm.

– Bước 2: Thông qua các bài kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì đã được quy định trong chương trình giáo dục nhà trường, kết hợp với các bài thi đánh giá năng lực riêng cuả giáo viên, tôi tiếp tục rà soát lại các đối tượng học sinh để thấy được sự nỗ lực, cố gắng của từng em. Nếu có em tiến bộ thì sẽ có kế hoạch ôn tập chung với nhóm học sinh có học lực trung bình và khá, còn những em chưa tiến bộ thì tiếp tục sát sao, đôn đốc và kèm cặp riêng.

1.2. Xây dựng kế hoạch ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Để xây dựng kế hoạch ôn thi cho phù hợp, tôi đã thực hiện theo quy trình thực hiện sau:

Cụ thể, năm học 2023-2024, kế hoạch ôn thi tốt nghiệp như sau:

4 tiết/ tuần, thời gian 8 tuần.

            – Lịch sử thế giới lớp 12 giai đoạn 1945-2000

            – Lịch Việt Nam giai đoạn 1919-2000

            – Lịch sử thế giới lớp 11+ Lịch sử VN lớp 11 giai đoạn 1858 -1918.

Thời gian Tiết Bài học Nội dung cơ bản Phương pháp
Tuần 1 (15/4 -20/4/2024)           1 2 3 4       Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)     Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)             Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)       Bài 24:Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975 Bài 25: Việt NAM xây dựng CNXH và đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên CNXH (1986-2000)     Bài 27: Tổng kết Lịch sử  Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 – Tình hình nước ta sau HĐ Giơnevơ 1954. Nhiệm  vụ CM của 2 miền. – Phong trào Đồng khởi. – Chiến đấu chống CTĐB của Mĩ- ngụy (1961-1965) – Ấp Bắc – Đại hội Đảng toàn quốc lần 3 – Chiến đấu chống CTCB của đế quốc Mĩ (1965-1968) – Chiến đấu chống VN hóa CT của  Mĩ (1969-1973).( So sánh CTĐB  với CTCB, CTCB với VN hóa CT). – MB chống CT phá hoại của Mĩ trong 12 ngày đêm năm 1972. – Hiệp định Pari – MN đấu tranh chống địch bình định – lấn chiếm – Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. – Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa LS của cuộc kháng chiến chống Mĩ. – Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.   – Hoàn cảnh, chủ trương đường lối đổi mới, nội dung của công cuộc đổi mới (1986-1990). – Đấu tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam và phía Bắc. – Nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm trong đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1930-2000). – Vận dụng giải bài tập trắc nghiệm. – Ôn tập theo sơ đồ tư duy, làm bảng biểu; thảo luận, chốt các vấn đề khó; kiểm tra  theo nhóm và cá nhân; kiểm tra vấn đáp; kết hợp làm bài thi thử và chữa các dạng đề thi . – Đối với học sinh yếu, kém thì tăng cường kiểm tra vấn đáp, chấm chữa bài ngay tại trên lớp, cuối buổi học ra bài tập riêng để về nhà hoàn thành và sẽ kiểm tra vào đầu buổi tiếp theo. – Giải đề minh họa theo hướng phát triển năng lực. – Rút kinh nghiệm về cách làm bài học sinh qua các đề minh họa. – Hướng dẫn hs cách làm bài để chuẩn bị bước vào kì thi TN THPT.    
Tuần 2 22/04/2024 đến 27/04/2024     5 6 7 8  Bài 12:Phong trào dân tộc dân chủ ở  Việt  Nam từ năm 1919 đến năm  1925           Bài 13: :Phong trào dân tộc dân chủ ở  Việt  Nam từ năm 1925 đến năm  1930   – Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ 2 của TD Pháp. – Chuyển biến về kinh tế và giai cấp xã hội ở VN. – Phong trào đấu tranh của TS, TTS, công nhân. – Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ( 1911-1925). Ý nghĩa. – Sự ra đời và hoạt động của Hội VNCMTN, TVCMĐ. – Việt Nam QDĐ. Hạn chế. – Sự ra đời của ba tổ chức CS . – Sự thành lập ĐCSVN. Ý nghĩa. – Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ( 1925-1930). Ý nghĩa. – Cương lĩnh chính trị của NAQ. – Vận dụng giải bài tập trắc nghiệm. – Ôn tập theo sơ đồ tư duy, làm bảng biểu; thảo luận, chốt các vấn đề khó; kiểm tra  theo nhóm và cá nhân; kiểm tra vấn đáp; kết hợp làm bài thi thử và chữa các dạng đề thi . – Đối với học sinh yếu, kém thì tăng cường kiểm tra vấn đáp, chấm chữa bài ngay tại trên lớp, cuối buổi học ra bài tập riêng để về nhà hoàn thành và sẽ kiểm tra vào đầu buổi tiếp theo. – Giải đề minh họa theo hướng phát triển năng lực. – Rút kinh nghiệm về cách làm bài học sinh qua các đề minh họa. – Hướng dẫn hs cách làm bài để chuẩn bị bước vào kì thi TN THPT.
Tuần 3 29/04/2024 đến 04/05/2024           9 10 11 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 -1935       Bài 15: Phong trào  dân chủ 1936-1939.   Bài 16: Phong trào  giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân  chủ Cộng hòa ra đời         – Hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa  của phong trào cách mạng 1930-1931. Xô viết N –  T. – Luận cương CT của Trần Phú. So sánh với CLCT. – Hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa  của phong trào cách mạng 1936-1939.(Sosánh với PT 1930-1931) – Tình hình VN(1939-1945) – Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa Hội nghịTƯ Đảng tháng 11/1939. – Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa Hội nghị TƯ Đảng lần 8.  -Chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. – Cao trào kháng Nhật cứu nước. – Vận dụng giải bài tập trắc nghiệm. – Ôn tập theo sơ đồ tư duy, làm bảng biểu; thảo luận, chốt các vấn đề khó; kiểm tra  theo nhóm và cá nhân; kiểm tra vấn đáp; kết hợp làm bài thi thử và chữa các dạng đề thi . – Đối với học sinh yếu, kém thì tăng cường kiểm tra vấn đáp, chấm chữa bài ngay tại trên lớp, cuối buổi học ra bài tập riêng để về nhà hoàn thành và sẽ kiểm tra vào đầu buổi tiếp theo. – Giải đề minh họa theo hướng phát triển năng lực. – Rút kinh nghiệm về cách làm bài học sinh qua các đề minh họa. – Hướng dẫn hs cách làm bài để chuẩn bị bước vào kì thi TN THPT.
Tuần 4 06/05/2024 đến 11/05/2024           13 14 15 16 Bài 16: Phong trào  giải phóng dân tộc vàTổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân  chủ Cộng hòa ra đời. (tt)     Bài 17: Nước Việt Nam Dân  chủ Cộng hòa từ sau ngày 2- 9-1945 đến trước ngày 19-12-1946           Bài 18:Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân  Pháp (1946-1950)             – Tổng khởi nghĩa tháng Tám: nguyên nhân ( thời cơ), diễn biến, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa LS, bài học kinh nghiệm. – Sự ra đời của nước VNDCCH. Ý nghĩa. Vai trò của NAQ. – Tình hình nước ta sau CM tháng Tám. Biện pháp giải quyết khó khăn trước mắt. -Sách lược của Đảng đối với kẻ thù trước và sau ngày 6/3/1946. HĐ Sơ bộ 6/3/1946 – Nguyên nhân bùng nổ kháng chiến toàn quốc. – Phân tích đường lối kháng chiến của Đảng. – Nội dung, ý nghĩa Lời kêu gọi TQKC. – Cuộc chiến đấu ở các đô thị. – Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947: hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. – Vận dụng giải bài tập trắc nghiệm. – Ôn tập theo sơ đồ tư duy, làm bảng biểu; thảo luận, chốt các vấn đề khó; kiểm tra  theo nhóm và cá nhân; kiểm tra vấn đáp; kết hợp làm bài thi thử và chữa các dạng đề thi . – Đối với học sinh yếu, kém thì tăng cường kiểm tra vấn đáp, chấm chữa bài ngay tại trên lớp, cuối buổi học ra bài tập riêng để về nhà hoàn thành và sẽ kiểm tra vào đầu buổi tiếp theo. – Giải đề minh họa theo hướng phát triển năng lực. – Rút kinh nghiệm về cách làm bài học sinh qua các đề minh họa. – Hướng dẫn hs cách làm bài để chuẩn bị bước vào kì thi TN THPT.
Tuần 5 13/05/2024 đến 18/05/2024                 17 18 19 20           Bài 18:Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân  Pháp (1946-1950) tt Bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân  Pháp (1951-1953)     Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân  Pháp kết thúc (1953-1954)           – Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950: hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa. – Đại hội Đảng toàn quốc lần 2. – Các âm mưu, kế hoạch của địch từ 1947- 1953. (So sánh tình hình ta và địch từ 1947- 1953) – Kế hoạch Nava. – Chiến lược, chiến dịch của ta trong đông- xuân 1953-1954. Ý nghĩa. – Chiến dịch lịch sử ĐBP. – Hiệp định Giơnevơ. – Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa LS của cuộc kháng chiến chống Pháp. – Vận dụng giải bài tập trắc nghiệm. – Ôn tập theo sơ đồ tư duy, làm bảng biểu; thảo luận, chốt các vấn đề khó; kiểm tra  theo nhóm và cá nhân; kiểm tra vấn đáp; kết hợp làm bài thi thử và chữa các dạng đề thi . – Đối với học sinh yếu, kém thì tăng cường kiểm tra vấn đáp, chấm chữa bài ngay tại trên lớp, cuối buổi học ra bài tập riêng để về nhà hoàn thành và sẽ kiểm tra vào đầu buổi tiếp theo. – Giải đề minh họa theo hướng phát triển năng lực. – Rút kinh nghiệm về cách làm bài học sinh qua các đề minh họa. – Hướng dẫn hs cách làm bài để chuẩn bị bước vào kì thi TN THPT.
Tuần 6 20/05/2024 đến 25/05/2024   21 22 23 24 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau CTTG thứ hai (1945- 1949) Bài 2: Liên Xô và các nước  Đông Âu (1945-1991). Liên bang Nga (1991-2000) Bài 3:  Các nước  Đông Bắc Á Bài 4: Các nước Đông  Nam Á và Ấn Độ Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ Bài 5: Các nước  Châu Phi và Mĩ Latinh – Hội nghị Ianta – Tổ chức Liên hợp quốc   -Thành tựu trong xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước  Đông Âu (1945-1973) -Nguyên nhân sụp đổ của CNXH.  – Nét chung về KV ĐBÁ  – Sự thành lập nước CHND Trung Hoa. Công cuộc cải cách- mở cửa (từ năm 1978) – Sự biến đổi của các nước ĐNÁ –  Nhóm 5 nước sáng lậpASEAN -Tổ chức ASEAN Phong trào GPDT ở Lào (1945-1975) và Campuchia(1945-1991) – Công cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước ở Ấn Độ (1945-1975) – Phong trào GPDT ở Châu Phi và Mĩ Latinh. So sánh PT đấu tranh ở 2 khu vực này. – Vận dụng giải bài tập trắc nghiệm. – Ôn tập theo sơ đồ tư duy, làm bảng biểu; thảo luận, chốt các vấn đề khó; kiểm tra  theo nhóm và cá nhân; kiểm tra vấn đáp; kết hợp làm bài thi thử và chữa các dạng đề thi . – Đối với học sinh yếu, kém thì tăng cường kiểm tra vấn đáp, chấm chữa bài ngay tại trên lớp, cuối buổi học ra bài tập riêng để về nhà hoàn thành và sẽ kiểm tra vào đầu buổi tiếp theo. – Giải đề minh họa theo hướng phát triển năng lực. – Rút kinh nghiệm về cách làm bài học sinh qua các đề minh họa. – Hướng dẫn hs cách làm bài để chuẩn bị bước vào kì thi TN THPT.
Tuần 7 27/05/2024 đến 01/06/2024                                         25 26 27 28 Bài 6: Nước Mĩ   Bài 7: Tây Âu   Bài 8:Nhật Bản     Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh Bài 10: Cách mạng Khoa học- công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau TK XX         Bài 11: Tổng kết  Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 – Sự phát triển kinh tế của Mĩ. Nguyên nhân. Chính sách đối ngoại.  – Kinh tế – chính trị Tây Âu (1945-1973). – Liên minh Châu Âu. – Sự phát triển kinh tế của Nhật. Nguyên nhân. Chính sách đối ngoại. – Chiến tranh lạnh Xô- Mĩ. – Xu thế hòa hoãn và chấm dứt CTL. – Xu thế thế giới sau CTL và hiện nay. – Nguồn gốc, đặc điểm, tác động của cách mạng khoa học- công nghệ. – Biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa nửa sau TK XX. Mặt tích cực và tiêu cực cùa TCH. Tác động đến VN. – Xu thế phát triển của thế giới hiện nay. – Vận dụng giải bài tập trắc nghiệm. – Ôn tập theo sơ đồ tư duy, làm bảng biểu; thảo luận, chốt các vấn đề khó; kiểm tra  theo nhóm và cá nhân; kiểm tra vấn đáp; kết hợp làm bài thi thử và chữa các dạng đề thi . – Đối với học sinh yếu, kém thì tăng cường kiểm tra vấn đáp, chấm chữa bài ngay tại trên lớp, cuối buổi học ra bài tập riêng để về nhà hoàn thành và sẽ kiểm tra vào đầu buổi tiếp theo. – Giải đề minh họa theo hướng phát triển năng lực. – Rút kinh nghiệm về cách làm bài học sinh qua các đề minh họa. – Hướng dẫn hs cách làm bài để chuẩn bị bước vào kì thi TN THPT.
Tuần 8 03/06/2024 đến 08/06/2024 29 30 31 32 Chương I: Các nước châu  Á, châu Phi và KV Mĩ Latinh  (TK XIX- đầu TK XX    Chương II:Chiến tranh thế giới thứ nhất(1914-1918) Chương I:CM tháng Mười  Nga 1917 và công cuộc  xây dựng CNXH ở Liên Xô(1921-1941)   Chương II: Các nước TBCN giữa hai cuộc CTTG (1918-1939) Chương III: Các nước châu Á giữa hai cuộc CTTG (1918-1939) Chương IV: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) Chương II: VN từ đầu  TK XX đến1918 Chương II: VN từ đầu  TK XX đến1918   Nhật Bản Ấn Độ Trung Quốc Các nước Đông Nam Á  Châu Phi và khu vực Mĩ La tinh Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả. Tính chất cuộc CT. CM tháng Mười  Nga 1917 và công cuộc đấu tranh bảo vệ CM (1917-1921) Liên Xô xây dựng CNXH(1921-1941) Tình hình các nước TBCN giữa hai cuộc chiến tranh thế giới Nước Đức Nước Mĩ Nhật Bản Trung Quốc Ân Độ  Đông Nam Á Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của CT. Vai trò LX. Thái độ của A,P, M. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối TKXIX Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết CTTG thứ nhất (1914) Việt Nam trong những năm CTTG thứ nhất(1914-1918). – Vận dụng giải bài tập trắc nghiệm. – Ôn tập theo sơ đồ tư duy, làm bảng biểu; thảo luận, chốt các vấn đề khó; kiểm tra  theo nhóm và cá nhân; kiểm tra vấn đáp; kết hợp làm bài thi thử và chữa các dạng đề thi . – Đối với học sinh yếu, kém thì tăng cường kiểm tra vấn đáp, chấm chữa bài ngay tại trên lớp, cuối buổi học ra bài tập riêng để về nhà hoàn thành và sẽ kiểm tra vào đầu buổi tiếp theo. – Giải đề minh họa theo hướng phát triển năng lực. – Rút kinh nghiệm về cách làm bài học sinh qua các đề minh họa. – Hướng dẫn hs cách làm bài để chuẩn bị bước vào kì thi TN THPT.  

2. Phân tích ma trận đề thi tham khảo của Bộ Giáo dục-đào tạo.

Đối với năm 2020, 2021, 2022, 2023, mức độ yêu cầu đối với câu hỏi nhận biết và thông hiểu chiếm khoảng 70%, còn lại câu hỏi vận dụng thấp, vận dụng cao khoảng 30%. Đồng thời số câu hỏi ở phần kiến thức lớp 11 chỉ chiếm 4 câu tương đương với 1 điểm, còn lại là kiến thức lớp 12.

Trên cơ sở phân tích, nắm chắc ma trận đề tham khảo đó, tôi phải xây dựng kế hoạch ôn tập cụ thể cho phù hợp với tình hình chung của lớp và cho riêng những học sinh này.

3. Xây dựng kế hoạch ôn thi, tập trung ôn tập phần kiến thức lớp 12

 Thời lượng ôn thi tốt nghiệp thường từ 8-10 tuần, kế hoạch ôn thi phải tập trung vào giải quyết những vấn đề cơ bản nhất và những kĩ năng làm bài trắc nghiệm để chuẩn bị trực tiếp cho kì thi tốt nghiệp.

 Đồng thời, căn cứ vào ma trận đề thi tham khảo năm 2023 của Bộ, phần kiến thức lịch sử lớp 11 chỉ chiếm 1 điểm, thì trong quá trình ôn tập, tôi thường ôn lướt nhanh phần này, chủ yếu là hướng dẫn các em tự ôn tập ở nhà thông qua hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Phần lớn thời gian còn lại thì tập trung ôn luyện tập kiến thức lớp 12 vì đây là những kiến thức các em vừa mới học nên dễ nhớ, dễ thuộc hơn.

Nội dung kế hoạch ôn thi cũng phải đảm bảo theo kế hoạch chung của nhà trường và vừa phải chú trọng đến học sinh yếu kém của các lớp.

4. Tăng cường thực hành các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo mức độ nhận biết và thông hiểu

Đối tượng học sinh có học lực yếu, kém thường chỉ có mục đích thi tốt nghiệp là chủ yếu, ít có nhu cầu học cao đẳng, đại học. Đồng thời do các em bị hổng kiến thức, khả năng nhận thức ở phần vận dụng cao chưa tốt nên tôi tập trung cho các em làm các câu hỏi nhận biết và thông hiểu để lấy điểm tối đa ở phần dễ này. Quy trình thực hiện biện pháp này như sau:

4.1. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi nhận biết và thông hiểu theo chủ đề

Căn cứ vào các chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, và theo hướng dẫn giảm tải chương trình năm học của Bộ, giáo viên thiết kế hệ thống các dạng câu hỏi nhận biết, thông hiểu theo chủ đề lần lượt từ dễ đến khó.

Ví dụ:

* Dạng câu hỏi nhận biết

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã xuất hiện các trung tâm kinh tế, tài chính nào:

A. Mĩ, Liên Xô.                                                  B. Mĩ, Liên Xô, Tây Âu.

C. Mĩ, Liên Xô, Nhật Bản.                                  D. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.

* Dạng câu hỏi thông hiểu:

Các nước Tây Âu phát triển kinh tế nhanh là do nhiều yếu tố, yếu tố nào dưới đây mang tính thời đại?

A. Áp dụng thành công các thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại.

B. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc quản lí, điều tiết nền kinh tế.

C. Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển.

D. Sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dân.

4.2. Giao bài tập trắc nghiệm có tính chất lặp lại thường xuyên để ghi nhớ

Trong một buổi ôn thi tốt nghiệp, với thời lượng 4 tiết, tôi chỉ dành 15 phút đầu giờ để ôn tập nhanh phần lí thuyết, còn lại là giao bài tập để cho học sinh thực hành trắc nghiệm.

 Bài tập là một đề thi có 33 câu gồm các câu nhận biết và thông hiều trong hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị như trên. Việc giao bài tập trắc nghiệm đối với đối tượng học sinh này phải có tính kế thừa, lặp lại khoảng 30% câu hỏi hoặc nội dung kiến thức của buổi học hôm trước để “chần đi, chần lại” kiến thức cho học sinh.

Mục đích của việc lặp lại các câu hỏi này là  nhằm ôn tập lại cho học sinh về kiến thức của chủ đề để tạo thành đường mòn, thành thói quen ghi nhớ cho các em. Đồng thời để kiểm tra xem mức độ học thuộc bài của học sinh ở buổi học trước đã đạt được đến đâu.

Lưu ý, tỉ lệ lặp lại của đề sẽ giảm dần khi giáo viên nhận thấy học sinh đã cơ bản nắm bắt được nội dung cần đạt và khi đó giáo viên sẽ chuyển sang ôn tập chủ đề khác với cách làm tương tự.

Ví dụ:  Khi ôn tập chủ đề Quan hệ quốc tế từ 1945-2000, tôi tiến hành như sau:

           – Ở buổi ôn thứ nhất, học sinh làm đề thi số 1 ( gồm có 30 câu, thời gian 20 phút )

Câu 1. Hội nghị Ianta diễn ra khi nào?

A. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

C. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.

D. Chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra quyết liệt.                

Câu 2. Thành phần tham dự Ianta gồm những nước nào?

A. Anh, Mĩ, Liên Xô.                                   B.Anh, Pháp, Liên Xô.

C. Mĩ, Pháp,Trung Quốc.                             D. Mĩ, Nga, Anh.

Câu 3. Theo quyết định của Hội nghị Ianta thì Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nào?

A. Mĩ và Anh, Trung Quốc.                                   B. Các nước phương Tây.

C. Các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu.                D. Liên Xô, Trung Quốc.

Câu 4. Trật tự thế giới mới được hình thành sau Hội nghị Ianta có tên gọi là gì?

A. Trật tự thế giới “đa cực”.                         B. Trật tự thế giới “đơn cực”.

C. Trật tự thế giới hai cực Ianta.                   D.Cả A và B đều đúng.

Câu 5. Hội nghị quốc tế diễn ra tại Xan Phranxco Mĩ (25/4 đến 26/6/1945) đã có quyết định quan trọng nào?

A. Thống nhất tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.

B. Thỏa thuận về việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng.

C. Thành lập khối Đồng minh chống Phát xít.

D. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.

Câu 6. Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giơi của tổ chức Liên Hợp Quốc là:

A. Đại Hội Đồng.                     B. Hội Đồng Bảo An.

C. Tòa án quốc tế.                    D. Hội đồng kinh tế xã hội.

Câu 7. Tổ chức Liên Hợp Quốc có vai trò quan trọng nhất là gì?

A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

B. Giải quyết tranh chấp, xung đột ở các khu vực.

C. Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hợp tác quốc tế.

D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.

Câu 8. Tháng 9/1977 Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức quốc tế nào?

A. Tổ chức ASEAN.                B. Tổ chức Liên minh châu Âu.

C. Tổ chức Liên Hợp Quốc.      D. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

Câu 9. Trong nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc có nguyên tắc: Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn đó là những nước nào?

A. Liên Xô, Mĩ, Anh, Nhật, Trung Quốc.

B. Nga, Mĩ, Anh, Nhật, Trung Quốc.

C. Liên Xô, Mĩ, Đức, Nhật, Trung Quốc.

D. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

Câu 10. Tổng thư kí Liên hợp quốc có nhiệm kì bao nhiêu năm

A. 2 năm.              B. 3 năm.              C. 4 năm.              D. 5 năm.

Câu 11. Ngày 16/10/2007, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc đã bầu Việt Nam giữ vị trí nào?

A. Uỷ viên không thường trực Hội Đồng Bảo An nhiệm kỳ 2008 – 2009

B. Uỷ viên thường trực Hội Đồng Bảo An nhiệm kỳ 2008 – 2009

C. Ủy viên của Ban Thư Ký Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009

D. Ủy viên của Tòa án quốc tế nhiệm kỳ 2008 – 2009

Câu 12: Đến năm 2006, Liên Hiệp Quốc có bao nhiêu thành viên

A. 172 thành viên.                              B. 182 thành viên.

C. 192 thành viên.                              D.202 thành viên.

Câu 13: Những nước nào ở châu Âu trở thành những nước trung lập sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Phần Lan, Bỉ.                                B. Áo, Phần Lan.

C. Anh, Pháp.                                    D. Bỉ, Hà Lan.

Câu 14: Theo quyết định của Hội nghị Ianta quân đội Mĩ được chiếm đóng những vùng đất nào ở châu Á?

A. Nhật Bản.                                     B. Nam Triều Tiên.

C. Bắc Triều Tiên.                             D. Nhật Bản, Nam Triều Tiên.

Câu 15. Văn kiện quan trọng nhất của tổ chức Liên Hợp Quốc là văn kiện nào?

A. Hiến chương Liên Hợp Quốc.        B. Nguyên tắc hoạt động.

C. Mục đích hoạt động.                      D. Vai trò của Liên Hợp Quốc.

Câu 16. Vấn đề nào sau đây KHÔNG thuộc nội dung quan trọng và cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh ở giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?

A. Thành lập Khối đồng minh chống phát xít

B. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít

C. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh

D. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận

Câu 17. Liên hợp quốc không giải quyết được cuộc xung đột kéo dài ở đâu?

A. Ở Nam Á.         B. Ở Trung Đông.    C. Ở Campuchia.     D. Ở Nam Tư cũ.

Câu 18. Số phận chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật được định đoạt như thê nào nào trong hội nghị Ianta

A. Bị tiêu diệt tận gốc.                        B. Bị quân đồng minh chiếm đóng.

C. Giải tán lực lượng quân đội.           D. Phi quân sự hóa.

Câu 19. Từ ngày 4 – 11/2/1945 đã diễn ra hội nghị quốc tế nào?

A. Hội nghị Muy ních.                       B. Hội nghị Ianta.

C. Hội nghị Pôtxđam.                        D. Hội nghị Xanphranxico.

Câu 20. Trong hội nghị Ianta quyết định vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào trong lực lượng đồng minh

A. Đức.                 B. Anh.                 C. Mĩ .           D. Liên Xô.

Câu 21. Trong hội nghị Ianta quyết định vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào trong lực lượng đồng minh

A. Đức.                 B. Anh.                 C. Mĩ .           D. Liên Xô.

Câu 22. Cơ quan nào trong tổ chức Liên hợp quốc gồm đại diện tất cả các nước thành viên tham gia.

A. Hội đồng Bảo an.                          B. Hội đồng quản thác.

C. Hội dồng kinh tế-xã hội.                D. Đại hội đồng.

Câu 23. Sự kiện nào không phải là sự kiện khởi đầu chiến tranh lạnh?

A. Thông điệp của Tổng thống Truman ( 12/3/1947 ).

B. Mĩ thực hiện kế hoạch Mác san ( 6/1947 ).

C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ra đời (4/1949 ).

D. Hiệp định Bàn Môn Điếm kí kết ( 7/1953 ).                                   

Câu 24. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh trong

A. hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM ) năm 1972.

B. kí định ước Henxinki năm 1975.

C. cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta.

D. hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia. 

Câu 25. 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canađa đã khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước bằng:

A. Định ước Henxinki ( 8/1975 ).

B. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức ( 9/11/1972).

C. Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa.

D. Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược.

Câu 26. Mục tiêu bao quát nhất trong “chiến lược toàn cầu” của Mĩ là gì ?

A. Nhằm làm bá chủ thế giới.                                                               

B. Bắt các nước Đồng minh lệ thuộc Mĩ.

C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng thế giới.

D. Ngăn chặn, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 27. Cơ hội của Việt Nam trong tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh là:

A. đi tắt đón đầu rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước.

B. tiếp thu khoa học kĩ thuật hiện đại.

C. tiếp thu kinh nghiệm quản lí.

D. Thu hút vốn đầu tư.

Câu 28.  Âm mưu của Mĩ trong  Kế hoạch Mác san là:

A. giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế.

B. tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

C. thúc đẩy sự hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước tư bản.

D. đàn áp cách mạng thế giới.            

Câu 29. Liên minh quân sự – chính trị của các nước XHCN ở châu Âu là:

A. Tổ chức Hiệp ước Vác sa va. B. Hội đồng tương trợ kinh tế ( SEV)

C.  Tổ chức CENTO.                           D. Tổ chức SEATO.

Câu 30.  Việc thực hiện Kế hoạch Mác san đã:

A. Đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe.

B. Tạo nên  sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị giữa các nước Tây Âu TBCN và các nước Đông Âu XHCN.                    

C. Làm cho chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới.

D. Làm bùng nổ các cuộc chiến tranh cục bộ.

     – Ở buổi ôn thứ hai, học sinh  làm đề thi số 2 ( gồm có 30 câu, thời gian 20 phút.).

         Những câu có kí hiệu { Câu } là những câu lặp lại của đề 1 khi thể hiện trong đề tài.

{ Câu 1}. Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giơi của tổ chức Liên Hợp Quốc là:

A. Đại Hội Đồng.                     B. Hội Đồng Bảo An.

C. Tòa án quốc tế.                    D. Hội đồng kinh tế xã hội.

Câu 2.  Nguyên nhân dẫn đến sự đối đầu Xô – Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Hai nước đều muồn nắm quyền lãnh đạo thế giới.                          

B. Mĩ nắm độc quyền về vũ khí nguyên tử.

C. Liên Xô và Mĩ đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược.                  

D. Mĩ giành nhiều nguồn lợi từ c uộc chiến tranh.

Câu 3. Từ ngày 25/4 – 26/6/1945 đã diễn ra hội nghị quốc tế quan trọng nào?

A. Hội nghị Ianta.                             B. Hội nghị Xanphranxico.

C. Hội nghị Pôtxđam.                        D. Hội nghị Muy ních.

Câu 4. Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vác sa va đã đánh dấu

A. Mĩ đã nắm được quyền lãnh đạo thế giới.

B. xu thế hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện.

C. Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới.

D. Mĩ thiết lập được nhiều khối liên minh quân sự chống Liên Xô và Đông Âu.

{ Câu 5}. Trong nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc có nguyên tắc: Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn đó là những nước nào?

A. Liên Xô, Mĩ, Anh, Nhật, Trung Quốc.

B. Nga, Mĩ, Anh, Nhật, Trung Quốc.

C. Liên Xô, Mĩ, Đức, Nhật, Trung Quốc.

D. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

{ Câu 6}. Thành phần tham dự Ianta gồm những nước nào?

A. Anh, Mĩ, Liên Xô.                                   B.Anh, Pháp, Liên Xô.

C. Mĩ, Pháp,Trung Quốc.                             D. Mĩ, Nga, Anh.

Câu 7. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô là

A.đối tác.          B. đối đầu.               C. hợp tác.       D. đồng minh.

Câu 8. Tháng 9/1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ bao nhiêu của tổ chức Liên Hiệp Quốc?

A. 149.                  B. 194.                   C. 192.                     D, 129.

Câu 9. Tình trạng Chiến tranh lạnh thực sự kết thúc sau sự kiện nào?

A. Nguyên thủ hai nước Xô-Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

B. Hiệp định Pari lập lại hòa bình ở Campuchia được kí kết.

C. Liên Xô tan rã và trật tự hai cực Ianta sụp đổ hoàn toàn.

D. Quân đội Nam Phi và quân tình nguyện Cuba đều rút khỏi Namibia.

{ Câu 10}. Cơ quan nào trong tổ chức Liên hợp quốc gồm đại diện tất cả các nước thành viên tham gia.

A. Hội đồng Bảo an.                          B. Hội đồng quản thác.

C. Hội dồng kinh tế-xã hội.                D. Đại hội đồng.

{ Câu 11}. Văn kiện quan trọng nhất của tổ chức Liên Hợp Quốc là văn kiện nào?

A. Hiến chương Liên Hợp Quốc.        B. Nguyên tắc hoạt động.

C. Mục đích hoạt động.                      D. Vai trò của Liên Hợp Quốc.

Câu 12. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sau chiến tranh thế giới thứ hai bị chi phối bởi hai cường quốc nào?

A. Mĩ và Liên Xô.                                                 B. Mĩ và Anh.

C. Liên Xô và Pháp.                                    D. Anh và Pháp.

Câu 13. Thách thức lớn nhất của thế giới hiện nay là:

A. tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

B. chủ nghĩa khủng bố ra đời đe dọa nền hòa bình và an ninh các nước.

C. nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

D. tai nạn giao thông và các loại dịch bệnh.

Câu 14. Chiến lược phát triển của các quốc gia sau chiến tranh lạnh được điều chỉnh theo hướng nào?

A. Tập trung xây dựng thành cường quốc chính trị.

B. Tập trung đầu tư cho công nghiệp quốc phòng.

C. Lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.

D. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.          

{ Câu 15}. Số phận chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật được định đoạt như thê nào nào trong hội nghị Ianta

A. Bị tiêu diệt tận gốc.                        B. Bị quân đồng minh chiếm đóng.

C. Giải tán lực lượng quân đội.           D. Phi quân sự hóa.

Câu 16.Những quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) đã tác động tới quan hệ thế giới  sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. hình thành trật tự thế giới “đa cực nhiều trung tâm”.

B. hình thành trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ lãnh đạo.

C. góp phần đưa đến việc chấm dứt cuộc “chiến tranh lạnh”.

D. hình thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới- Trật tự hai cực Ianta.             

 { Câu 17}. Hội nghị quốc tế diễn ra tại Xan Phranxco Mĩ (25/4 đến 26/6/1945) đã có quyết định quan trọng nào?

A. Thống nhất tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.

B. Thỏa thuận về việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng.

C. Thành lập khối Đồng minh chống Phát xít.

D. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc.

{ Câu 18}. Tổ chức Liên Hợp Quốc có vai trò quan trọng nhất là gì?

A. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

B. Giải quyết tranh chấp, xung đột ở các khu vực.

C. Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hợp tác quốc tế.

D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.

{ Câu 19}.  Mục tiêu bao quát nhất trong “chiến lược toàn cầu” của Mĩ là gì ?

A. Nhằm làm bá chủ thế giới.                                                               

B. Bắt các nước Đồng minh lệ thuộc Mĩ.

C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng thế giới.

D. Ngăn chặn, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.           

{ Câu 20}. Những nước nào ở châu Âu trở thành những nước trung lập sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Phần Lan, Bỉ.             B. Áo, Phần Lan.   C. Anh, Pháp.       D. Bỉ, Hà Lan.

Câu 21. Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?

A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

C. Duy trì hòa bình, anh ninh thế giới.

D. Bình đẳng chủ quyền giữa các nước và quyền tự quyết của các dân tộc.

Câu 22. Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược được kí kết giữa Liên Xô và Mĩ (1972) đã

  A.  giảm bớt cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước.

  B. làm hai tổ chức quân sự đối đầu ở châu Âu tan rã.

  C. chấm dứt hoàn toàn tình trạng đối đầu Đông – Tây.

  D. làm xuất hiện xu thế toàn cầu hóa trên thế giới.

Câu 23. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945), nước nào cần trở thành một quốc gia thống nhất và dân chủ?

A. Trung Quốc.          B. Nhật Bản.           C. Pháp.                 D. Ấn Độ.

Câu 24: Hình thức cạnh tranh chủ yếu giữa các cường quốc từ sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt đến năm 2000 là

A. tăng cường các cuộc chạy đua vũ trang.

B. lôi kéo đồng minh vào các tổ chức quân sự.

C. thành lập các tổ chức quân sự trên thế giới.

D. xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia.

Câu 25: Bước vào thế kỉ XXI, xu thế chung của thế giới hiện nay là

A. hòa nhập nhưng không hòa tan.    

B. hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển.

C. xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

D. cùng tồn tại, phát triển hòa bình.

Câu 26.  Tổ chức này dưới đây không phải là cơ quan chính của Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (1945)?

A. Hội đồng kinh tế – xã hội.              B. Hội đồng quản thác.

C. Tòa án quốc tế.                              D. Tổ chức Y tế thế giới.

Câu 27.Yếu tố nào dưới đây khôngphải là nguyên nhân dẫn tới việc Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?
A. Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
B. Kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng trì trệ.
C. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu.
D. Sự suy giảm về thế và lực do chạy đua vũ trang.
Câu 28. Có bao nhiêu nước đầu tiên tham gia sáng lập Liên hợp quốc?

A. 30 nước.           B. 50 nước.            C. 40 nước.               D. 149 nước.

Câu 29. Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh  từ ngày 4 đến 11/2/1945 diễn ra ở đâu?

A. Oasinhtơn (Mĩ).                             B. Ianta (Liên Xô).

C. Pốtxđam (Đức).                             D. Luân Đôn (Anh).

Câu 30. Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24 – 10 hằng năm làm ‘’Ngày Liên hợp quốc’’ vì đó là ngày

A. Bế mạc Hội nghị Ianta.       

B. Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.

C. Hội nghị Xan phranxco bắt đầu.

D. Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực.

4.3. Tăng cường chấm, chữa bài cho học sinh yếu kém ngay tại lớp.

– Bước 1: Chấm bài

+ Sau khi học sinh làm xong bài tập trong thời gian đã quy định, giáo viên chú ý gọi những học sinh yếu kém lên bảng viết đáp án. Sau đó giáo viên sẽ gọi một học sinh khác có lực học tốt hơn nhận xét về bài của bạn để có thể rà soát, quan tâm được cả đối tượng học sinh là yếu kém và học sinh trung bình, học sinh khá.

+ Giáo viên có thể sử dụng phần mềm chấm thi QM đề chấm nhanh cho học sinh.

Tác dụng của việc chấm bài ngay tại lớp để giúp các em tập thói quen phải tập trung suy nghĩ, phản ứng nhanh trong quá trình làm bài thi. Đồng thời cho học sinh biết luôn kết quả của bài thi để có hướng phấn đấu và cũng để giáo viên động viên, khích lệ các em một cách kịp thời.

– Bước 2:  Chữa bài

 Bản thân tôi rất coi trọng việc chữa đề bởi mỗi lần chữa đề là mỗi lần giáo viên ôn lại bài cho học sinh một cách cụ thể nhất. Tôi thường chuẩn bị sẵn một hộp bút đỏ để phát cho học sinh và yêu cầu các em dùng bút đỏ để tích các đáp án đúng và viết ý nghĩa, niên đại hay nội dung của các sự kiện trong các phương án đề ra. Mục đích là từ việc chữa một câu này mà học sinh có thể nhớ lại những sự kiện hay nội dung khác.

Ví dụ 1: Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 24 – 10 hằng năm làm “Ngày Liên hợp quốc’’ vì đó là ngày

A. Bế mạc Hội nghị Ianta.       ( 11/2/1945)

B. Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.       (15/8/1945)

C. Hội nghị Xan phranxco bắt đầu.        (25/4/1945)

 D. Hiến chương Liên hợp quốc có hiệu lực.

         Ví dụ 2: Việc thực hiện Kế hoạch Mác san đã:

A. Đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe.      (NATO  và Vác sa va)

B. Tạo nên  sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị giữa các nước Tây Âu TBCN và các nước Đông Âu XHCN.                    

C. Làm cho chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới.        (NATO  và Vác sa va)

D. Làm bùng nổ các cuộc chiến tranh cục bộ.        ( Chiến tranh Đông Dương, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Triều Tiên)

2.3.3.4. Giao bài tập về nhà.

            – Chia thành hai nhóm đối tượng để giao đề:

+  Nhóm học sinh trung bình và khá: cung cấp đề riêng theo 4 cấp độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

 + Nhóm học sinh yếu kém: cung cấp đề riêng, tiếp tục củng cố kiến thức cơ bản ở cấp độ nhận biết, thông hiểu.

            – Kiểm tra đánh giá kết quả bài tập ở nhà của học sinh thông qua nhóm học tập trên các ứng dụng công nghệ thông tin là zalo, facebook.

            Như vậy, việc phối hợp đồng bộ, linh hoạt các bước tiến hành của biện pháp tăng cường thực hành bài tập trắc nghiệm đã có tác dụng to lớn trong việc củng cố kiến thức cơ bản, hình thành kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm khách quan cho học sinh. Từ đó giúp các em tự tin hơn trong kì thi tốt nghiệp sắp tới.

4.4. Nhận dạng và giải quyết một số dạng câu hỏi trắc nghiệm cơ bản.

Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh chọn câu trả lời đúng:

+ Dạng câu hỏi này thường yêu cầu mức độ nhận biết. Trong 4 phương án gây nhiễu (A, B, C, D) sẽ có một phương án đúng còn lại đều sai.

+ Cách làm là các em chỉ cần loại bỏ phương án sai, khoanh tròn phương án đúng.

            + Cách làm là loại bỏ phương án sai hoàn toàn, lựa chọn trong các phương án đúng  để khoanh vào phương án thể hiện nội dung đầy đủ nhất, quyết định  nhất.

Ví dụ: Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Liên Xô và Mỹ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12 – 1989) là
A. nền kinh tế hai nước đều lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng.
B. sự suy giảm thế mạnh của cả hai nước trên nhiều mặt.
C. phạm vi ảnh hưởng của Mỹ bị mất, của Liên Xô bị thu hẹp.
D. trật tự hai cực Ianta bị xói mòn và sụp đổ hoàn toàn.

Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh đọc hiểu một đoạn tư liệu: 

+ Dạng câu hỏi này nhằm phân hóa thí sinh. Câu hỏi sẽ đưa ra đoạn tư liệu liên quan trực tiếp đến một sự kiện, hiện tượng lịch sử quan trọng (có trong sách giáo khoa hoặc ngoài sách giáo khoa). Đoạn tư liệu sẽ làm căn cứ định hướng để thí sinh lựa chọn.

+ Cách làm là học sinh phải đọc hiểu toàn bộ tư liệu, xác định từ khóa mấu chốt của vấn đề để suy luận và quyết định lựa chọn phương án đúng.

Ví dụ: “Một chế độ chính trị vững mạnh phải được xây dựng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự…thực sự là nhà nước của dân do dân vì dân”. Đó là mục đích của:

      A. Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945.

      B. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I (06/1/1946).

      C. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng Tám 1945.

      D. 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh.

       – Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn ý phủ định

+ Các cụm từ thường được sử dụng trong dạng câu hỏi này là: không đúng, ngoại trừ, không phải.

+ Cách làm là loại bỏ các phương án có nội dung đúng và chọn phương án có nội dung sai.

Ví dụ: Nội dung nào dưới đây khôngphải là âm mưu và hành động của thực dân Pháp ở Việt Nam trong năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công?
A. Khôi phục ách thống trị thực dân cũ ở ba nước Đông Dương.
B. Tái lập chế độ cai trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Việt Nam.
C. Thỏa hiệp với Trung Hoa Dân quốc để chống phá cách mạng.
D. Phối hợp với quân Anh để giải giáp quân Nhật ở miền Nam.

       – Dạng câu hỏi cùng câu dẫn có nhiều đáp án.

            + Xác định câu dẫn hỏi về biểu hiện, hoạt động, nội dung…

            + Cách làm: hướng HS trả lời biểu hiện, hoạt động, nội dung…có bao nhiêu đáp án khác nhau.

            Ví dụ: Hoạt động Nguyễn Ái Quốc tại Pháp có nhiều đáp án

            . Tham gia Đảng Xã hội Phap.

            . Đọc Luận cương của Lênin.

            . Thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

            . Chiến sĩ Cộng sản đầu tiên nước Việt Nam.

            . Hội Liên hiệp thuộc địa.

            . Báo Người cùng khổ.

            . Bản án chế độ thực dân Pháp.

            – Dạng câu hỏi chứng minh, so sánh, nhận xét,bài học kinh nghiệm, điểm chung…

              Mục tiêu của loại câu hỏi này là để kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó đi đến kết luận, tìm ra mối quan hệ hoặc chứng minh một luận điểm.

  Việc trả lời câu hỏi này cho thấy Hs có khả năng tìm ra được mối quan hệ mới, tự diễn giải hoặc đưa ra kết luận. Việc đặt câu hỏi phân tích đòi hỏi Hs phải giải thích được các nguyên nhân từ thực tế. Các câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải (thể hiện sáng tạo)
Ví dụ1:

Nhận xét nào sau đây là đúng với phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928 – 1929? (Câu 35, Đề thi TN THPT năm 2019 – mã 301)

A. Có tính thống nhất cao theo một đường lối chính trị đúng đắn

B. Phát triển ngày càng mạnh mẽ và có một tổ chức lãnh đạo thống nhất.

C. Chứng tỏ giai cấp công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo CM.

D. Có sự liên kết và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc.

Ví dụ 2:

Các chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947, Biên giới thu – đông 1950 và Điện Biên Phủ năm1954 của quân dân Việt Nam có điểm chung nào sau đây?

A. Có sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp.

C. Kết hợp hợp động tác chiến của bộ đội chủ lực với nổi dậy của quần chúng.

D. Làm thất bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

Ví dụ 3:

Trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt nào sau đây so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn? (Câu 36, Đề thi TN THPT năm 2020 – mã 303)

A. Hình thành gắn với kết cục của chiến tranh thế giới.

B. Được thiết lập từ quyết định của các cường quốc.

C. Bị chi phối bởi quyền lợi của các cường quốc.

D. Có hai hệ thống xã hội đối lập về chính trị.

Ví dụ 4:

            Phong trào cách mạng 1930 – 1931 để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam?

A. Chỉ phát lệnh tổng khởi nghĩa khi có sự giúp đỡ từ bên ngoài.

B. Giải quyết nhiệm vụ dân chủ trước khi thực hiện nhiệm vụ dân tộc.

C. Không giải quyết quyền lợi giai cấp để tập trung vào vấn đề dân tộc.

D. Sử dụng bạo lực cách mạng để giành và giữ vững chính quyền.

5. Hướng dẫn một số mẹo ghi nhớ và làm bài trắc nghiệm khách quan

5.1. Một số mẹo ghi nhớ

– Hệ thống bảng ghi nhớ những mốc sự kiện lớn được tổ chức kỉ niệm, tuyên truyền trong năm

– Hệ thống bảng ghi nhớ theo chuỗi sự kiện.

– Hệ thống bảng ghi nhớ các sự kiện có ý nghĩa trùng nhau, có mối liên tưởng với nhau…

– Hệ thống chung giai đoạn: 1919-1930, 1930-1935, 1936-1939, 1939-1945

– Hệ thống tên các mặt trận 1930-1931,1936-1939, 1939-1945, 1951, 1976.

– Hệ thống các Hội nghị diễn tra từ 1930-1945, Hội nghị 1954-1975.

– Hệ thống các kì Đại hội I-II-III.

– Hệ thống các tờ báo và là cơ quan ngôn luận của cơ quan nào.

– Hệ thống các khẩu hiệu ứng với từng chiến dịch.

– Hệ thống các kế hoạch quân sự của Pháp ( 1946-1954) và Mĩ ( 1954-1975).

– Hệ thống thắng lợi quân sự 1946-1954, 1954-1975.

– Hệ thống nhiệm vụ, vai trò hai miền Nam-Bắc….

Hệ thống hiệp định So bộ 6-3, hiệp định Giơnevơ 1954, hiệp định Pari 1973.

5. 2. Một số mẹo làm bài trắc nghiệm khách quan

            – Xác định các từ khóa, cụm từ khóa trong phương án trả lời. Đây chính là chìa khóa để học sinh tìm ra đáp án đúng.

-Trong trường hợp học sinh không thể nhớ được chính xác nội dung đúng thì buộc phải sử dụng mẹo đoán mò theo kiểu “ nhìn quen mắt, nghe quen tai, đọc thuận miệng”.

III. Kết luận.

  Do đó trong quá trình dạy học và ôn tập, giáo viên phải sáng tạo, linh hoạt trong việc sử dụng  các biện pháp. Đặc biệt là phải kiên nhẫn, chịu khó, nhiệt tình tâm huyết với các em, đặt mình vào địa vị của các em để thấy cái khó của các em trong tiếp nhận kiến thức. Từ đó đưa ra những cách thức khắc phục hợp lý, kịp thời để tiếp tục tạo hưng phấn cho các em trong học tập, từng bước nâng dần hiểu biết của đối tượng này lên. Để các em không chỉ “học sử để thi” mà còn biết và hiểu về quá khứ hào hùng của dân tộc, từ đó có ý thức trách nhiệm trong việc  xây dựng và bảo vệ tổ quốc thân yêu.

Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy ( Cô) đã lắng nghe.