SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÀ VINH
TRƯỜNG THPT PHẠM THÁI BƯỜNG
TỔ SINH
=====================
CHUYÊN ĐỀ:
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT”
Sinh học 11
A – PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhằm thực hiện tốt theo tinh thần công văn 5555 của Bộ giáo dục đào tạo về đổi mới PPDH và KTĐG nên hiện nay, dạy học theo chủ đề là hình thức dạy học đã và đang được nhiều giáo viên bộ môn áp dụng thực hiện. Xây dựng chủ đề dạy học là tích hợp những nội dung từ một số đơn vị bài giảng, môn học có mối liên hệ với nhau làm thành nội dung bài học có ý nghĩa, mang tính vận dụng thực tế nhiều hơn. Theo đó, tổ chức dạy học theo chủ đề có thể giúp giáo viên tiếp cận được năng lực học sinh, giúp học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Trong năm học qua, bản thân tôi có tham gia soạn và thực hiện 1 tiết dạy theo hướng nghiên cứu bài học ở chủ đề: “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” – Sinh học 11. Hy vọng rằng, qua chuyên đề này sẽ nhận được nhiều sự đóng góp từ quý thầy cô đồng nghiệp, để chuyên đề hoàn thiện hơn. Và sau buổi báo cáo chuyên đề hôm nay, tôi mong sẽ góp một phần hữu ích cho công tác soạn giảng cũng như tổ chức các tiết dạy học theo chủ đề trong thời gian tới.
- MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ
– Rèn luyện và phát triển các năng lực của học sinh: Tự học, sử dụng ngôn ngữ, trình bày trước đám đông, chủ động tìm kiếm kiến thức trong học tập, tích cực trong thi đua và sáng tạo, biết vận dụng giải quyết tốt các tình huống thực tế, không ỷ vào người khác.
– Từ đó học sinh yêu thích môn học, giúp cho tiết học trên lớp sinh động hơn, kết quả kiểm tra đánh giá cao hơn và cuối cùng là hình thành kỹ năng tự học và học tập suốt đời cho các em học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA CHUYÊN ĐỀ
Hiệu quả học tập theo chủ đề môn Sinh ở học sinh khối 11.
- PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA CHUYÊN ĐỀ
Tập trung nghiên cứu về chương trình, nội dung sách giáo khoa, đối tượng học sinh và việc thực hiện đúng mục tiêu dạy học theo từng chủ đề đã đặt ra.
V.THỜI GIAN THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
Năm học 2018 – 2019 và năm học 2019 – 2020.
B – NỘI DUNG
Chuyên đề:
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
( 4 tiết)
Ngày soạn : 25/ 10 /2019
Tiết theo kế hoạch giảng dạy của tổ: 42, 43, 44, 45
Tuần dạy : 23, 24,25, 26
- NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
- Mô tả chuyên đề:
* Chuyên đề này gồm 4 bài trong phần B, chương III- Sinh trưởng và phát triển, thuộc phần bốn- Sinh học cơ thể. Sinh học 11THPT.
Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)
Bài 40: Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Mạch kiến thức của chuyên đề:
- Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Phát triển không qua biến thái
III. Phát triển qua biến thái
- Biến thái hoàn toàn
- Biến thái không hoàn toàn
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Các nhân tố bên trong
- Các nhân tố bên ngoài
- Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người
- MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ:
Sau khi học xong chủ đề, học sinh có khả năng:
- Kiến thức:
– Phát biểu được các khái niệm: sinh trưởng, phát triển, biến thái ở động vật .
– Phân biệt được quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái của động vật.
– Phân biệt được sinh trưởng, phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
– Lấy được ví dụ về phát triển không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.
– Vai trò của nhân tố di truyền đối với sinh trưởng và phát triển của động vật.
– Trình bày được ảnh hưởng của hoocmôn đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống và không có xương sống.
– Nêu được cơ chế điều hoà sinh trưởng và phát triển.
– Nêu được nguyên nhân gây ra một số bệnh do rối loạn nội tiết phổ biến.
– Nêu được các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật.
– Trình bày được khả năng điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người (cải tạo vật nuôi, cải thiện dân số và kế hoạch hoá gia đình).
- Kỹ năng:
– Kỹ năng tìm kiếm thông tin qua đọc SGK.
– Kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình, kênh chữ, tài liêu liên quan đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
– Kỹ năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với giáo viên.
– Kỹ năng tư duy: phân tích mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, các nhân tố chi phối sự ra hoa.
– Kỹ năng học tập: trình bày được các khái niệm, làm việc nhóm, đọc sách.
– Kỹ năng khoa học: quan sát tranh sinh trưởng và phát triển ở gà, quá trình phát triển phôi thai người, sơ đồ phát triển không qua biến thái ở người, sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm, sơ đồ phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở châu chấu; …..
– Thực hành quan sát sinh trưởng và phát triển, sưu tầm tài liệu về các bệnh do rối loạn về sinh lí ở người.
- Thái độ:
– Nghiêm túc trong học tập, say mê nghiên cứu khoa học về sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.
– Hứng thú và quan tâm với công tác chọn giống và nuôi những loài động vật thích nghi với môi trường sống ở địa phương.
– Có trách nhiệm trong làm việc nhóm.
– Hình thành ý thức bảo vệ các loài vật nuôi, các loài động vật có ích và môi trường sống.
- Định hướng năng lực hình thành
STT | Tên năng lực | Các kĩ năng thành phần | |||
Các năng lực chung | |||||
1 |
Năng lực tự học |
Học sinh xác định được mục tiêu học tập của chuyên đề:
– HS lập và thực hiện được kế hoạch học tập chủ đề: – Thời gian: 4 tiết – Nội dung: Sinh trưởng và phát triển ở động vật + Phân biệt được khái niệm sinh trưởng, phát triển và biến thái ở động vật. + Trình bày được phát triển qua biến thái (biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn) và phát triển không qua biến thái. + Kể tên vài loài động vật phát triển qua biến thái (biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn) và phát triển không qua biến thái và nêu được vòng đời của chúng. + Nắm được các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. + Phân biệt được vai trò của các loại hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống và không xương sống. + Người thực hiện: tất cả học sinh của lớp + Sản phẩm: Bài kiểm tra của học sinh về sinh trưởng và phát triển ở động vật. |
|||
2 |
Năng lực giải quyết vấn đề |
– HS ý thức được tình huống học tập và tiếp nhận để có phản ứng tích cực để trả lời:
+ Vì sao con non sinh ra không giống con trưởng thànhh? (ếch, muỗi,…) + Vì sao ve sầu có hiện tượng lột xác? + Vì sao có người khổng lồ và người tí hon? + Vì sao sinh trưởng là tiền đề cho phát triển? + Giải thích được các nhân tố tác động lên sinh trưởng và phát triển ở động vật. + Vì sao ở tuổi vị thành niên có những thay đổi mạnh về thể chất và tâm – sinh lý. |
|||
3 |
Năng lực tư duy và sáng tạo |
– Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng? Liên hê ứng dụng trong trồng trọt bảo về mùa màng cần làm gì.
– Nêu sự khác nhau giữa phát triển qua biến thái và không qua biến thái? – Yếu tố nào chi phối quá trình biến nòng nọc thành ếch? Nếu không có tiroxin quá trình biến thái của ếch sẽ ra sao? – Nhân tố nào chi phối quá trình dậy thì của bé gái và bé trai. – Ở nam/nữ nếu lượng testosterone ít / nhiều hơn thì có biểu hiện như thế nào. – Giải thích được nguyên nhân gây ra một số bệnh do rối loạn điều hoà sinh trưởng và phát triển. – Phân tích được số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người. |
|||
4 |
Năng lực tự quản lý |
– Tự quản lý thời gian học của bản thân (hs tự nghiên cứu ở nhà qua sgk, báo, internet.
– Tự sắp xếp thời gian một cách hợp lí, để tham gia vào hoạt động nhóm. Tự nhận ra và có thể khắc phục phần nào hạn chế của bản thân thông qua việc nhận biết và hiểu được các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Đồng thời khi làm việc nhóm có thể điều tiết được cảm xúc của bản thân, rèn luyện các kỹ năng tiếp nhận các ý kiến đóng góp để hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhóm. |
|||
5
|
Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác | – Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói, viết, ngôn ngữ cơ thể
– Làm việc nhóm, trao đổi thông tin, phân công công việc cho từng thành viên, lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm và nhóm khác, tự tin phát biểu ý kiến. – Khi làm việc nhóm: phân công tìm hiều và chia sẻ thông tin về các bệnh tật do rối loạn hoocmon sinh trưởng phát triển ở người; tìm hiểu các loài có biến thái, không biến thái, biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn. – Lắng nghe và phản hồi tích cực. |
|||
6 |
Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông | Học sinh lên mạng tham khảo tìm hiểu thêm tranh ảnh ,vòng đời sinh trưởng và phát triển của các loài động vật, sưu tầm thêm các biện pháp, hình ảnh về điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật.
– Sử dụng powerpoint để thuyết trình (chuẩn bị bài thực hành). – Học sinh sử dụng internet để tìm hiểu thêm tranh ảnh ,vòng đời sinh trưởng và phát triển của các loài động vật, sưu tầm thêm các bệnh tật do rối loạn hoocmon sinh trưởng phát triển ở người, các biện pháp, hình ảnh về điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật. |
|||
7 |
Năng lực tính toán | Học sinh tính được các phép tính cơ bản về thời gian, vòng đời sinh trưởng và phát triển của một số loài động vật . | |||
8 |
Năng lực ngôn ngữ | Phát triển ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua trình bày, tranh luận, thảo luận về sự sinh trưởng và phát triển của các loài động vật không xương sống và động vật có xương sống.
– Sử dụng các thuật ngữ khoa học: đọc và viết đúng tên các loại hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. |
|||
Các năng lực chuyên biệt | |||||
a.Các kỹ năng khoa học | |||||
1 | Quan sát | – Quan sát hiện tượng biến thái hoàn toàn/ không hoàn toàn.
– Quan sát những thay đổi về tâm sinh lý ở tuổi dậy thì ở nam và nữ. – Quan sát hiện tượng phát triển của người từ vị thành niên đến trưởng thành. |
|||
2 | Đo lường | – Đo chiều cao, cân nặng của người, một số động vật qua các giai đoạn. | |||
3 | Phân loại hay sắp xếp theo nhóm | – Phân biệt sinh trưởng phát triển qua biến thái/ không qua biến thái; qua biến thái hoàn toàn/không hoàn toàn. | |||
4 | Tìm mối liên hệ | – Ứng dụng các hoocmon vào điều khiển sinh trưởng phát triển ở động vật, chữa bệnh ở người?
– Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên. |
|||
5 | Đưa ra các tiên đoán, nhận định | – Dự đoán: đầy đủ các hoocmon à phát triển bình thường; nếu thiếu hoocmon à Mất cân đối. | |||
b. Các kĩ năng sinh học cơ bản | – Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh, đoạn phim, từ đó rút ra kiến thức.
– Khái quát kiến thức, liên hệ giải thích, phân tích các vấn đề thực tế.
|
III. XÁC ĐỊNH, MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU VÀ HỆ THỐNG CÂU HỎI:
- Xác định và mô tả các mức độ yêu cầu:
Nội dung
|
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC | Các NL hướng tới trong
chuyên đề |
|||
NHẬN BIẾT (1) | THÔNG HIỂU (2) | VẬN DỤNG THẤP (3) | VẬN DỤNG CAO (4) | ||
Nội dung 1:
Các hình thức sinh trưởng, phát triển |
– Khái niệm sinh trưởng, phát triển, biến thái.
– Liệt kê các giai đoạn phát triển của sâu bướm, châu chấu, lưỡng cư …. |
– Nhóm động vật nào phát triển không qua biến thái, phát triển qua biến thái (hoàn toàn và không hoàn toàn).
– Xác định kiểu phát triển của người, bướm, ếch, sâu, ruồi, cào cào, gián,… |
Phân biệt điểm khác nhau của các kiểu phát triển.
Giải thích nguyên nhân giai đoạn sâu non gây hại cho cây trồng nhiều nhất.
|
Dự đoán các giai đoạn phát triển của động vật điển hình (kiến vàng, mối, gà,…)
– Căn cứ vào vòng đời tiêu diệt côn trùng mang mầm bệnh gây hại ở cây trồng, vật nuôi. |
Quan sát, phân loại, tiên đoán, tự học, tư duy, giải quyết vấn đề… |
Nội dung 2:
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật. |
– Kể tên các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật. | – Thiếu chất dinh dưỡng, khoáng chất sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật | – Căn cứ vào các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật có chế độ chăm sóc phù hợp. | Dự đoán biến đổi thể chất, tâm lí con người khi hàm lượng hoocmon thay đổi.
Giải thích cơ chế làm trứng không chín và rụng trong thời ký mang thai. |
Quan sát, tìm mối liên hệ, tiên đoán, tự học, sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ… |
- Câu hỏi định hướng của chủ đề
Bài 1: Vai trò của các tuyến nội tiết ở người (động vật) được thể hiện cụ thể bằng vai trò của các hoocmon. Trong điều kiện hoạt động sinh lý của cơ thể diễn ra bình thường là nhờ sự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết đảm bảo lượng hoocmon tiết ra nhiều hay ít tùy nhu cầu sinh lý cơ thể. Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của các tuyến sẽ dẫn đến tình trạng bệnh lý.
1.Những hoocmon nào có vai trò điều hòa các đặc tính sinh dục thứ sinh ở nam và nữ khi bước vào tuổi dậy thì? (1)
- Ở nam/nữ nếu lượng testosterone ít / nhiều hơn thì có biểu hiện như thế nào? (2)
3.Giải thích tại sao trong thời kỳ mang thai không có trứng chín và rụng? (3)
Bài 2: Cho các loài sau đây: cá heo, kiến vàng, bướm tằm, ong , vịt
- Hãy xác định kiểu phát triển của mỗi loài trên (1)
- Sự khác biệt cơ bản giữa phát triển không qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn là ở đặc điểm nào? (2)
- Dựa vào các giai đoạn sau đây:
- Trưởng thành II. Sau sinh III. Phôi thai
- Nhộng V. Ấu trùng
Trình tự các giai đoạn trong quá trình phát triển của kiến vàng là: (3)
- III, II, V, IV, I B. II, III C. III, V, I D. III, V, IV, I
Bài 3: Trong trồng trọt, người nông dân luôn phải quan tâm đến vấn đề sâu bệnh. Trong thành phần sâu hại lúa, những năm gần đây đối tượng sâu hại chính được xác định bao gồm sâu đục thân hai chấm và sâu cuốn lá nhỏ. Đối với sâu đục thân, sâu non đục trong thân. Ở giai đoạn trước khi có đòng, sâu non đục phá gây triệu chứng nõn héo, sau đó các lá khác cũng bị hại làm dảnh lúa bị chết. Giai đoạn trỗ trở đi sâu cắn đứt cuống bông gây tình trạng bông bạc
(Ts Nguyễn Bình Nhự, Giáo trình modun phòng trừ dịch hại, tr 35, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn)
- Hãy nêu các giai đoạn phát triển của sâu bướm (1)
- Theo em, giai đoạn nào của sâu bướm gây hại cho cây trồng nhiều nhất? vì sao? (2)
- Từ hiểu biết về các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sâu bướm, hãy nêu ý tưởng làm rút ngắn giai đoạn gây hại nêu trên? (4)
- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Chuẩn bị của giáo viên
– Nội dung chuyên đề “ Sinh trưởng và phát triển ở động vật ”.
– Kế hoạch thực hiện chuyên đề (04 tiết).
– Kế hoạch tự học của nhóm học sinh .
– Các phiếu học tập.
– Thiết kế bài giảng trên phần mềm trình chiếu Powerpoint.
– Chuẩn bị các video mô tả về sự sinh trưởng và phát triển ở một số động vật.
– Phương tiện dạy học:
+ Máy tính kết nối với ti vi
+ Tranh ảnh minh họa hình 37.1, 37.2, 37.3, 37.4, 37.5; 38.1, 38.2, 38.3.
+ Phim về “ Sinh trưởng và phát triển ở động vật”.
+ Dụng cụ treo các sản phẩm báo cáo của các nhóm học sinh đã chuẩn bị.
- Chuẩn bị của học sinh
– Nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung “ Sinh trưởng và phát triển ở động vật”.
– Phân công nhiệm vụ cho các thành viên nhóm thực hiện các yêu cầu kiến thức giáo viên giao cho.
– Quan sát các hình ảnh liên quan đến vòng đời sinh trưởng và phát triển ở một số loài động vật.
– Trả lời câu hỏi phần tam giác lệnh và cuối bài trong sách giáo khoa.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ:
HOẠT ĐỘNG 1: giới thiệu – phân công nhiệm vụ (0.5 tiết – 20 phút)
Nội dung hoạt động | ||
Giáo viên | Học sinh | Mục tiêu |
Bước 1: Định hướng học sinh vào tình huống có vấn đề
– Giới thiệu và phân công nhiệm vụ + Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm ứng với 4 tổ học sinh của lớp. + GV đặt ra những tình huống thực tế có vấn đề liên quan đến chuyên đề: – Vì sao con non sinh ra không giống con trưởng thànhh? (ếch, muỗi,…) – Vì sao ve sầu có hiện tượng lột xác? – Vì sao có người khổng lồ và người tí hon? – Vì sao ở tuổi vị thành niên có những thay đổi mạnh về thể chất và tâm – sinh lý ? – Nhân tố nào chi phối quá trình dậy thì của bé gái và bé trai? – Ở nam/nữ nếu lượng testosterone ít / nhiều hơn thì có biểu hiện như thế nào? – Yếu tố nào chi phối quá trình biến nòng nọc thành ếch? + Giới thiệu về mục tiêu, nội dung chính của chuyên đề cho cả lớp cùng biết. Bước 2: Định hướng vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết – Tổ chức cho HS thảo luận nhóm để phác họa toàn bộ nội dung của chủ đề + Khái niệm sinh trưởng, phát triển, biến thái + Phân biệt phát triển không qua biến thái, biến thái không hoàn toàn, biến thái hoàn toàn – Trình chiếu các đoạn phim về các dạng phát triển của động vật – Từ bảng 38.1 SGK, HS nêu được những nội dung sau: + Liệt kê các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật + Tên và vai trò của các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có và không có xương sống – Liên hệ thực tế, nêu 1 số biểu hiện của người và động vật khi thiếu 1 hoocmon nào đó – Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến sinh trưởng và phát triển ở người và động vật: + Con non ếch, muỗi…sinh ra không giống con trưởng thành + Người khổng lồ và người tí hon, bệnh bướu cổ, bệnh to dầu xương chi, hiện tượng lệch giới tính ở người … và 1 số giải pháp điều trị + Hiện tượng dậy thì ở tuổi vị thành niên – GV theo dõi, giúp đỡ HS (xử lí thông tin, cách trình bày sản phẩm của nhóm) Bước 5: Phân tích, đánh giá các quá trình giải quyết vấn đề: – GV tổng hợp các bài báo cáo của các nhóm, đưa ra những nhận xét chung về mức độ hoàn thành của từng nhóm qua quá trình thảo luận. |
Bước 3: Nghiên cứu độc lập và làm việc theo nhóm – Cùng GV chọn lọc nội dung và lập thành sơ đồ tổng quát nhất của chủ đề – Ngồi theo nhóm, thảo luận thực hiện nhiệm vụ của nhóm mình theo yêu cầu của GV Bước 4: Trình bày ý tưởng của mình – Cho đại diện nhóm lên trình bày những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của động vật và giải thích những câu hỏi của GV hoặc của các nhóm khác đặt ra
– Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên (nhóm trưởng, thư ký, …).
|
– Học sinh biết được mục tiêu của chuyên đề hướng tới.
Rèn luyện kỹ năng tự học, làm việc nhóm, thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ nói, kỹ năng nhận xét, đánh giá. |
HOẠT ĐỘNG 2: Sinh trưởng và phát triển của động vật (1.5 tiết)
Nội dung hoạt động | ||||||||||||||
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung | Mục tiêu | ||||||||||||
* Hoạt động: Khởi động (Định hướng học sinh vào tình huống có vấn đề)
Nghe nói ngày xưa có một con nhân sư (sư tử đầu người) ra câu đố cho khách qua đường :” Con gì sáng đi bốn chân, trưa đi hai chân, chiều đi ba chân? “, ai không trả lời được nó sẽ ăn thịt. Thế là có một tráng sĩ dũng cảm tuyệt vời, thông minh tột độ tên là Ơ Ðíf đã trả lời được câu hỏi khiến con nhân sư lồng lộn tức giận và Ơ Ðíf đã quật cho nó một đòn trời giáng. Câu trả lời của Ơ-Ðíp là gì ? các em thử ngẫm nghĩ xem. Ðó chính là “con người”. Cuộc đời con người sau khi lọt lòng mẹ oe oe cất tiếng khóc chào đời, còn yếu ớt nhỏ bé, dần dần khôn lớn bước đi trên dôi chân vững chắc và lúc hoàng hôn nghiệt ngã trùm lên cuộc sống, người già vẫn dũng cảm kiên trì, dùng gậy tiếp sức cho mình để tiếp tục đi nốt quãng đời còn lại. Thực chất của sự lớn lên và phát triển đó ra sao ? à Bài “Sự sinh trưởng và phát triển ở động vật”. * Hoạt động hình thành kiến thức: – GV cho ví dụ: Em bé mới sinh cân nặng 3kg, cao 35 cm à sau 6 tháng cân nặng 7kg, cao 59 cm à sinh trưởng. – Sự sinh trưởng ở động vật có những thay đổi gì? Thế nào là sinh trưởng?
– Cho ví dụ về phát triển ở động vật(phôi à phát sinh hình tháo tạo cơ quan)? Thế nào là phát triển? – Dựa vào cơ sở nào để nói động vật đang sinh trưởng hay đang phát triển?
– Ví dụ ở con ếch phát triển từ nòng nọc à biến thái. Biến thái là gì?
– GV: Yêu cầu HS Quan sát hình vẽ 37.1,2,3. – ST và PT ở động vật gồm những hình thức nào? – HS: trả lời – GV chiếu các đoạn phim về các dạng sinh trưởng, phát triển của động vật (phim sự phát triển và làm tổ của thai; phim quá trình sinh trưởng, phát triển ở gà, vòng đời phát triển của sâu bướm và châu chấu).
* GV yêu cầu 4 nhóm thảo luận: 5 phút hoàn thành các câu hỏi và PHT 1: – Ở người, bướm, châu chấu, ST và PT trải qua các giai đoạn nào? Đặc điểm của giai đoạn phôi thai và sau sinh?
– Học sinh thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm, trao đổi và báo cáo – GV theo dõi, giúp đỡ HS (xử lí thông tin, cách trình bày sản phẩm của nhóm) – GV nhận xét, đánh giá và hoàn thiện kiến thức. – GV: Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến sinh trưởng và phát triển ở người và động vật: Con non ếch, muỗi…sinh ra không giống con trưởng thành. – Tại sao sâu lại phá hoại mùa màng nghiêm trọng còn bướm thì không? Tại sao phải có giai đoạn nhộng? Các giai đoạn trong vòng đời của bướm đảm nhiệm chức năng khác nhau như thế nào? Giai đoạn đặc trưng nhất của biến thái hoàn toàn là gì? * Liên hệ bảo vệ, chăm sóc cây trồng: GV yêu cầu học sinh nêu một số biện pháp làm giảm thiểu tác hại của côn trùng với mùa màng, lưu ý khi sử dụng các biện pháp đó ( sử dụng thiên địch, thuốc trừ sâu sinh học, thuốc sâu, dùng bẫy thủ công…) |
I. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật:
1. Khái niệm: – Sinh trưởng (ST) là quá trình tăng khối lượng, kích thước cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. – Phát triển (PT) gồm 3 quá trình liên quan mật thiết: sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. – Biến thái: sgk 2. Phân loại: Gồm các hình thức: – ST và PT không qua biến thái. – ST và PT qua biến thái (hoàn toàn và không hoàn toàn). II. Phát triển không qua biến thái:
1. Khái niệm: PT không qua biến thái: con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành. 2. Đối tượng: ĐV có xương sống, một số ĐV không xương sống. 3. Ví dụ: người
III. Phát triển qua biến thái: con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí khác nhau giữa các giai đoạn và khác với con trưởng thành. 1. Phát triển qua biến thái hoàn toàn: a. Khái niệm: PT qua biến thái hoàn toàn: con non (ấu trùng) có đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành. b. Đối tượng: Côn trùng (bướm, ruồi, ong), lưỡng cư. c. Ví dụ: bướm 2. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn: a. Khái niệm: PT qua BT không hoàn toàn: con non phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác à biến đổi thành con trưởng thành. b. Đối tượng: Côn trùng (cào cào, châu chấu, gián) c. Vd: châu chấu |
Rèn luyện kỹ năng tự học, làm việc nhóm, thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ nói, kỹ năng nhận xét, đánh giá, dự đoán, tìm mối liên hệ. |
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP 1: PHÂN BIỆT CÁC KIỂU SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Các kiểu ST và PT | VD | Đặc điểm |
Không qua biến thái | Người, voi, khỉ,.. | Con non có đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí gần giống con trưởng thành |
Biến thái hoàn toàn | Bướm, tằm, muỗi,.. | Ấu trùng có hình dạng, cấu tạo, sinh lí khác với con trưởng thành, trãi qua giai đoạn trung gian ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. |
Biến thái không hoàn toàn | Châu chấu, tôm,… | Ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. |
HOẠT ĐỘNG 3:Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiết 3)
Nội dung hoạt động | ||||||||
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung | Mục tiêu | ||||||
* Hoạt động: Khởi động (Định hướng học sinh vào tình huống có vấn đề)
– Giới thiệu vai trò của nhân tố di truyền.
* Hoạt động hình thành kiến thức: * GV yêu cầu HS quan sát H38.1, các nhóm thảo luận hoàn thành PHT 2 và các câu hỏi: (4 phút)
– QS H38.2 cho biết hậu quả tác động của hoocmon? – Vì sao thiếu iốt trẻ chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp? – Tại sao gà trống con sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường?
– GV yêu cầu HS quan sát H38.3, thảo luận nhóm 3 phút: – Cho biết tác dụng sinh lý của Ecđixơn và Juvenin? – Giải thích nguyên nhân lột xác ở sâu bướm biến thành nhộng và bướm?
– Học sinh thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm, trao đổi và báo cáo
– GV theo dõi, giúp đỡ HS (xử lí thông tin, cách trình bày sản phẩm của nhóm) – GV nhận xét, đánh giá và hoàn thiện kiến thức. – Liên hệ: Trong nông nghiệp tạo ra hóa chất làm mất tác dụng cùa 2 hoocmôn trên nên sâu bướm không thể lột xác à chết dần
|
I. Nhân tố bên trong:
1. Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát riểnt của ĐVCXS: a. Hoocmon sinh trưởng (GH): + Do tuyến yên tiết ra. + Kt phân chia và tăng kích thước TB; phát triển xương. b. Tirôxin: + Do tuyến giáp tiết ra. + Kt chuyển hoá ở TB và kt quá trình st & pt bình thường của cơ thể. + Gây biến thái từ nòng nọc thành ếch. + Thiếu iốt à thiếu Tiroxin à cơ thể không phát triển. c. Ơstrôgen (buồng trứng tiết ra) và testostêrôn (tinh hoàn tiết ra) + Kt st và pt mạnh ở giai đoạn dậy thì (phát triển xương, hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp). + Riêng testostêrôn còn làm tăng tổng hợp prôtêin, kích thích cơ bắp phát triển
2. Các hoocmon ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của ĐVKXS:
– Ecđixơn: gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm. – Juvenin: gây lột xác ở sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.
|
Rèn luyện kỹ năng tự học, làm việc nhóm, thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ nói, kỹ năng nhận xét, đánh giá, dự đoán, tìm mối liên hệ. |
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP 2: CÁC HOOCMON ẢNH HƯỞNG
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Tên hoocmôn | Nơi tiết ra | Tác dụng sinh lý |
-Sinh trưởng | – Tuyến yên | -Kt phân chia và tăng kích thước TB; phát triển xương. |
– Tiroxin | – Tuyến giáp | -Kt chuyển hoá ở TB và kt quá trình st & pt bình thường của cơ thể |
– Ơstrôgen,
– Testosteron |
– Buồng trứng
– Tinh hoàn |
-Kt st và pt mạnh ở giai đoạn dậy thì (phát triển xương, hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp).
-Riêng testostêrôn còn làm tăng tổng hợp prôtêin, kích thích cơ bắp phát triển |
HOẠT ĐỘNG 4: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo) (tiết 4)
Nội dung hoạt động | ||||||||||||
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung | Mục tiêu | ||||||||||
* Hoạt động: Khởi động (Định hướng học sinh vào tình huống có vấn đề)
– Giới thiệu vai trò của nhân tố di truyền.
* Hoạt động hình thành kiến thức: Cho ví dụ về các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến ST và PT của động vật? – GV yêu cầu HS tham khảo SGK thảo luận nhóm hoàn thành PHT 3 và các câu hỏi: 3 phút
– Tại sao thức ăn có thể ảnh hưởng đến ST và PT ở động vật? – Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát triển của động vật? – Tại sao trời rét có thể ảnh hưởng đến ST và PT của động vật biến nhiệt và hằng nhiệt? – Tại sao cho trẻ tắm nằng vào sáng sớm hay chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng? – Chúng ta cần phải làm gì để tăng năng suất vật nuôi? * Lưu ý: Rượu, ma tuý, virút cúm ảnh hưởng đến st, pt của thai, gây dị tật, thậm chí thai chết. Phụ nữ cần tránh tác nhân gây hại cho thai nhi. – Để cải tạo giống, người ta có thể sử dụng những phương pháp nào?
– Chúng ta cần làm gì để cho vật nuôi có một môi trường sống thuận lợi?
– Giải thích vì sao tuổi thọ trung bình của nước ta ngày nay tăng nhiều hơn so với trước đây? – HS: thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm, trao đổi và báo cáo
– GV theo dõi, giúp đỡ HS (xử lí thông tin, cách trình bày sản phẩm của nhóm) – GV nhận xét, đánh giá và hoàn thiện kiến thức. – Liên hệ: |
II. Các nhân tố bên ngoài:
1. Thức ăn:
Ảnh hưởng mạnh nhất đến sinh trưởng, phát triển của động vật và người
2. Nhiệt độ: Quá cao hoặc quá thấpÞ tiêu tốn năng lượng, làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển. VD: mùa đông nhiệt độ giảm 16-180C cá rô phi ngừng lớn và không đẻ
3. Ánh sáng: – Khi trời rét, động vật mất nhiều nhiệt à phơi nắng thu nhiệt – Tia tử ngoại chuyển tiền vitamin D thành vitamin D chuyển hóa canxi hình thành xương.
III. Một số biện pháp biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và con người: 1. Cải tạo giống: Áp dụng các phương pháp chọn lọc nhân tạo, lai giống, công nghệ phôi,..tạo ra các giống vật nuôi có tốc độ sinh trưởng nhanh. 2. Cải thiện môi trường sống của động vật: Chế độ thức ăn, chuồng trại thích hợp,…làm thay đổi tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, tăng năng suất vật nuôi 3. Cải thiện chất lượng dân số: Nâng cao chất lượng cuộc sống: chế độ dinh dưỡng hợp lí, các biện pháp bảo vệ sức khỏe như luyện tập thể thao, giảm ô nhiễm môi trường. |
Rèn luyện kỹ năng tự học, làm việc nhóm, thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ nói, kỹ năng nhận xét, đánh giá, dự đoán, tìm mối liên hệ. |
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP 3: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Các yếu tố | Mức độ ảnh hưởng |
Thức ăn | – Cấu tạo tế bào, cơ quan.
– Cung cấp năng lượng. |
Nhiệt độ | Cao, thấpÞ tiêu tốn năng lượng, làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển. |
Ánh sáng | Chuyển hóa can xi để hình thành xương. Bổ sung nhiệt khi trời trở rét. |
Chất độc hại | – Làm chậm ST, PT.
– Phát triển của bào thai |
III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- Bảng ma trận kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực:
Nội dung | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Năng lực hướng tới |
1. Sinh trưởng và phát triển ở động vật | – Khái niệm về sinh trưởng và phát triển, biến thái.
– Các khái niệm về phát triển: không qua biến thái và qua biến thái (hoàn toàn và không hoàn toàn). |
– Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển à Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển: phôi và hậu phôi.
– Phân biệt các kiểu phát triển của động vật. |
– Nhận biết các đối tượng động vật có quá trình sinh trưởng và phát triển qua biến thái không hoàn toàn qua biến thái hoàn toàn. | – Đề xuất các biện pháp bảo vệ cây trồng trong trồng trọt. | – Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ, phân loại, đưa vào thực tế. |
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở ĐV
|
– Kể tên các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống, động vật không xương sống.
– Nơi sản sinh ra hoocmôn sinh trưởng. – Kể các nhân tố bên ngoài ( thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng) ảnh hưởng đến ST và PT của ĐV. – Tác dụng tia tử ngoại (5) |
– Sự ảnh hưởng của các hoocmon đến sinh trưởng và phát triển ở động vật ĐV có xương sống và không xương sống
– Nêu 1 số biện pháp điều khiển ST và PT ở ĐV và người.
|
– Giải thích tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng sinh trưởng và phát triển bình thường.
– Giải thích việc ấp trứng của các loài chim. |
– Liên hệ nêu hậu quả của việc thiếu hoocmôn sinh trưởng đối với trẻ em.
– Hậu quả khi tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em. -Nguyên nhân nòng nọc không biến thành ếch (8) |
– Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lí, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ, giải thích, đưa vào thực tế, , quan sát, phân loại, tìm mối liên hệ, … (5 ), (6), (7), (8), (9), (10) |
- Câu hỏi kiểm tra đánh giá:
2.1 Phần tự luận:
- Phân biệt sinh trưởng và phát triển ở động vật?
– Sinh trưởng là quá trình gia tăng khối lượng, kích thước cơ thể do tăng số lượng, kích thước tế bào ĐV
– Phát triển là sự biến đổi hình thái, sinh lí từ hợp tử đến giai đoạn trưởng thành, bao gồm giai đoạn phôi và hậu phôi.
- Cho biết tên vài loài động vật có phát triển không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn?
– Động vật phát triển không qua biến thái: cá chép, khỉ, lợn,…
– Động vật phát triển qua biến thái hoàn toàn: cánh cam, bọ rùa, ếch, nhái, bướm, ruồi ….
– Động vật phát triển qua biến thái không hoàn toàn: bọ ngựa, cào cào, châu chấu, gián…
- Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng?
à Sâu bướm ăn lá cây, không có enzim tiêu hóa xenlulôzơ nên sự tiêu hóa và hấp thụ thức ăn có hiệu quả rất thấp. Vì vậy sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.
Bướm sống bằng mật hoa, không phá hoại cây trồng mà còn giúp cây trồng thụ phấn.
- Phân biệtphát triển không qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn, phát triển qua biến thái không hoàn toàn?
Đặc điểm phân biệt | Không qua biến thái | Qua biến thái hoàn toàn | Qua biến thái không hoàn toàn |
Hình dạng, cấu tạo, sinh lí của con non so với con trưởng thành | Tương tự | Rất khác | Chưa hoàn thiện |
Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển | – Loài đẻ con: giai đoạn phôi thai và sau sinh
– Loài đẻ trứng: giai đoạn phôi, hậu phôi |
– Loài đẻ trứng: giai đoạn phôi, hậu phôi | – Loài đẻ trứng: giai đoạn phôi, hậu phôi |
Trải qua lột xác | không | Có | có |
Đại diện | ĐV có xương và nhiều loài ĐV không xương | Côn trùng (bướm, ruồi, ong…), lưỡng cư | Côn trùng: châu chấu, cào cào, gián… |
- Nối các ý ở cột A và cột B
Cột A | Cột B |
1. phát triển qua biến thái hoàn toàn
2. phát triển qua biến thái không hoàn toàn 3. Tiroxin 4. ecđixơn và juvenin 5. testostêrôn và ơstrôgen |
a. là con non sinh ra có các đặc điểm khác hoàn toàn so với con trưởng thành.
b. là con non sinh ra chưa hoàn thiện, phải trải qua nhiều lần lột xác để trưởng thành c. con non không khác so với con trưởng thành. d. kích thích chuyển hóa ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể e. là hai hoocmon sinh dục quan trọng g. có tác dụng phối hợp nhau trong điều hòa sự sinh trưởng và phát triển của côn trùng |
Đáp án : 1 a ; 2b ; 3d ; 4g ; 5e.
- Bài tập ghép cột:
A | B | C |
1. Hormone Tirôxin
2. Hormone sinh trưởng(GH) 3. Hormone Ơstrogen 4. Hormone Testosteron |
a) Kích thích tăng trưởng của tế bào, tăng tổng hợp protein ở mọi loại tế bàovà kích thích trực tiếp sự phát triển xương và sụn.
b) Kích thích phát triển thành tử cung, tăng phát triển và duy trì các đặc điểm nữ thứ phát. c) Tăng cường quá trình trao đổi cơ bản và kích thích quá trình sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể. Kích thích quá trình rụng đuôi ở nòng nọc. d) Tăng phát triển và duy trì các đặc điểm nam tính thứ phát, tạo nên giọng trầm, hình thức nam tính, tăng khối lượng cơ và xương. |
1’. Tuyến giáp
2’. Thùy trước tuyến yên 3’. Tinh hoàn 4’. Buồng trứng |
- Tại sao gà trống sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn phát triển không bình thường: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy, mất bản năng sinh dục, béo lên?
à Testosteron do tinh hoàn tiết ra kích thích quá trình sinh trưởng và hình thành các đặc điểm sinh dục sơ cấp và thứ cấp (phát triển mào, cựa, thanh quản) ở động vật. Vì vậy thiếu testosteron (sau khi cắt bỏ tinh hoàn) sẽ gây hậu quả là gà trống con phát triển không bình thường
- 8. Tại sao thiếu iốt trong thức ăn và nước uống, động vật non và trẻ em chậm hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?
– Iốt là một trong hai thành phần cấu tạo nên tirôxin. Thiếu iốt dẫn tới thiếu tirôxin.
– Thiếu tirôxin dẫn đến làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người chịu lạnh kém.
– Thiếu tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non chậm hoặc ngừng lớn, nào ít nếp nhăn, trí tuệ thấp.
- 9. Điều gì sẽ xảy ra khi cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc?
Cắt bỏ tuyến giáp ² thiếu tiroxin ² không biến thái từ nòng nọc thành ếch được
- 10.Vào thời kì dậy thì của nam và nữ loại hoocmôn nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lí?
Vùng dưới đồi thông qua tuyến yên kích thích tinh hoàn tăng cường sản xuất testosteron và kích thích buồng trứng tăng cường tiết ostrogen. Những biến đổi về thể chất và tâm sinh lí ở tuổi dậy thì của nam và nữ do tác dụng của 2 hoocmon sinh dục này
- 11.Tại sao thức ăn lại có thể ảnh hưởng mạnh lên sinh trưởng và phát triển ở động vật?
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là nguyên liệu được cơ thể sử dụng để tăng số lượng và tăng kích thước tế bào, hình thành các cơ quan và hệ cơ quan. Các chất dinh dưỡng còn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật.
- 12.Trời rét ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt như thế nào?
* Đối với động vật biến nhiệt: nhiệt độ xuống thấp (trời rét) làm thân nhiệt của động vật giảm theo, các quá trình chuyển hoá trong cơ thể giảm thậm chí bị rối loạn, các hoạt động sống của động vật như sinh sản, kiếm ăn… giảm ² Điều này làm quá trình sinh trưởng và phát triển chậm lại.
* Đối với động vật hằng nhiệt: khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét) ² động vật mất rất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh.
Để bù lại số lượng nhiệt đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình chuyển hoá ở tế bào tăng lên, các chất bị ôxy hoá nhiều hơn ² nếu không được ăn đầy đủ để bù lại các chất đã bị ôxy hoá (tăng khẩu phần ăn so với ngày bình thườngt) động vật sẽ bị sút cân và dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết.
Tuy nhiên, vào những ngày trời rét, nếu được ăn uống đầy đủ ² động vật sẽ tăng cân do cơ thể tăng cường chuyển hoá và tích luỹ các chất dự trữ chống rét.
- 13. Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng?
– Tắm nắng cho trẻ khi ánh sáng yếu (giàu tia tử ngoại) giúp đẩy mạnh quá trình hình thành xương của trẻ. Tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D. Vitamin D có vai trò trong chuyển hoá canxi để hình thành xương qua đó ảnh hưởng lên quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ.
– Không nên tắm cho trẻ khi ánh sáng mạnh vì nhiều tia cực tím sẽ có hại cho sự phát triển của của trẻ.
- 14.Tại sao mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?
Vào mùa đông, nhiệt độ môi trường sống hạ thấp² gia súc non mất nhiều nhiệt vào môi trường xung quanh ² cơ thể tăng cường quá trình sinh nhiệt để chống lạnh, tăng cường phân hủy các chất hữu cơ để tạo nhiều nhiệt giúp động vật chống lạnh ² Chính vì vậy, cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để bù lại lượng chất hữu cơ bị phân hủy dùng cho chống lạnh
- 15. Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng gì?
Hợp tử chỉ phát triển trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Chim ấp trứng để tạo nhiệt độ thích hợp trong 1 thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển bình thường.
- 16. Tai sao khi sử dụng lò ấp trứng gà thì tỉ lệ trứng nở thành gà con cao hơn là để cho gà ấp tự nhiên?
– Trong điều kiện tự nhiên: nhiệt độ dễ thay đổi, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của phôi ² tỉ lệ nở thấp.
– Sử dụng lò ấp: đảm bảo nhiệt độ ổn định, thích hợp, thuận lợi cho sự phát triển của phôi ² tỉ lệ nở trứng cao
- Dựa vào vòng đời của muỗi, người ta diệt muỗi ở giai đoạn nào? Tại sao?
– Giai đoạn trứng lăng quăng, để hạn chế sự sinh sản và lây truyền bệnh.
- Tại sao trong chăn nuôi lấy thịt người ta hay cắt tinh hoàn của con đực?
– Con vật tăng cường khả năng sinh trưởng, lớn nhanh, không còn khả năng phát dục
- Tại sao trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ em nếu thiếu iốt sẽ dẫn đến đần độn?
– Trong thành phần Tiroxin có iốt, nếu thiếu iốt à Tiroxin không tiết ra à mô TK phát triển không bình thường gây đần độn.
2.2. Trắc nghiệm:
- Biến thái là sự thay đổi
- đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
- từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
- đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
- từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
- Dựa vào biến thái, người ta phân chia phát triển của động vật thành các kiểu sau
- phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái (hoàn toàn và không hoàn toàn)
- phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển qua biến thái không hoàn toàn
- phát triển qua biến thái hoàn toàn và phát triển không qua biến thái
- phát triển không qua biến thái và phát triển qua biến thái không hoàn toàn
- Sinh trưởng và phát triển của ĐV qua biến thái không hoàn toànlà trường hợp ấu trùng phát triển
- hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
- chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần biến đổi nó biến thành con trưởng thành.
- chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
- chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác nó biến thành con trưởng thành.
- Những sinh vật nào sau đây phát triển không qua biến thái?
- Bọ ngựa, cào cào B.Cá chép, khỉ, chó, thỏ
- Cánh cam, bọ rùa D. Bọ xít, ong, châu chấu, trâu
- Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toànlà:
- Cá chép, gà, thỏ, khỉ. B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
- Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. D. Châu chấu, ếch, muỗi.
- Cho các hiện tượng sau:
- Sự phát triển của phôi gà, nở thành con
- Trừng muỗi nở thành lăng quăng, rồi phát triển thành muỗi
III. Mèo mẹ đẻ mèo con
- Ếch đẻ trứng, nở nòng nọc, rồi phát triển thành ếch con
Hình thức nào được gọi là phát triển qua biến thái?
- I, III B.II, IV C. I, II, III D. I, II, III, IV
- Ở sâu bướm ăn lá, ống tiêu hóa có chứa
- enzim saccaraza B. enzim tiêu hóa protein, lipit và cacbohydrat
- enzim tiêu hóa protein D. enzim tiêu hóa lipit
- Ở tằm có các giai đoạn: trứng ²tằm ²nhộng ² ngài. Sự phát triển của tằm thuộc kiểu
- không qua biến thái B. biến thái không hoàn toàn
- biến thái hoàn toàn D. biến thái hoàn toàn hoặc không hoàn toàn tùy vào môi trường
- Nhân tố quan trọng điều khiển sinh trưởng và phát triển của động vật là:
- Nhân tố di truyền. B. Hoocmôn. C. Thức ăn. D. Nhiệt độ và ánh sáng
- Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống là:
- Hooc môn tirôxin, ơtrôgen, testostêron, ecđixơn.
- Hooc môn sinh trưởng, tirôxin, ơtrôgen, testostêron.
- Hooc môn tirôxin, ơtrôgen, testostêron, juvenin.
- Hooc môn sinh trưởng, tirôxin, ơtrôgen, juvenin.
- Các hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật là:
- Hooc môn sinh trưởng, ơstrôgen, testostêrôn, ecđixơn, juvenin.
- Hooc môn sinh trưởng, tirôxin, ơstrôgen, testôstêrôn, ecđixơn, juvenin.
- Hooc môn tirôxin, ơstrôgen, testostêrôn, ecđixơn, juvenin.
- Hooc môn sinh trưởng, tirôxin, ơstrôgen, testostêrôn, juvenin.
- 12. Hoocmon nào kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh vào giai đoạn dậy thì ở nam?
- hoocmon sinh trưởng B. Tirôxin C. Ơstrôgen D. Testostêrôn
- 13. Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém. B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
- Người bé nhỏ hoặc khổng lồ. D. Các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển.
- 14. Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là:
- các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển.
- các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển.
- người nhỏ bé hoặc khổng lồ.
- chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém.
- 15. Nòng nọc không biến được thành ếch trong điều kiện nào?
- thiếu hoocmon tirôxin B. thiếu hoocmon ecđixơn
- thiếu hoocmon juvenin D. thiếu hoocmon testosteron
- 16. Nếu thiếu iôt trong thức ăn thường dẫn đến thiếu hooc môn:
- Ơtrôgen. B. Ecđixơn. C. Tirôxin. D. Testostêron.
- 17. Hoocmon ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu bọ là :
- Eđixơn và tirôxin B. Juvenin và tirôxin
- C. Eđixơn và Juvenin Testostêron và tirôxin
- 18. Ecđixơn có tác dụng gì?
- Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
- Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.
- Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
- D. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.
- 19. Tia tử ngoại có tác dụng gì?
- Tác động lên da biến tiền vitamin D thành vitamin D
- Chuyển hóa canxi để hình thành xương
- Đẩy nhanh quá trình thành thục sinh dục
- Duy trì thân nhiệt
- 20. Yếu tố nào là tác nhân ảnh hưởng mạnh nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật và người?
- A. thức ăn nhiệt độ C. ánh sáng D. độ ẩm
- 21. Ở trẻ em, cơ thể thiếu vitamin D sẽ bị
- bệnh thiếu máu B. bong giác mạc C. chậm lớn, còi xương D. phù thủng
- 22. Cá rô phi có nguồn gốc ở vùng xích đạo, khi nuôi ở nhiệt độ 16 – 180C, thì cá ngừng lớn và ngừng đẻ. Từ thí nghiệm có thể rút ra nhận xét : Sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi chịu ảnh hưởng của
- ánh sáng B. độ mặn C. độ pH D. nhiệt độ
- 23. Ở động vật và người bị còi xương, chậm lớn là do thiếu:
- Vitamin A B. Vitamin B C. Vitamin C D. Vitamin D
- 24. Vitamin có vai trò chuyển hóa canxi để hình thành xương là :
- Vitamin A B. Vitamin D C. Vitamin E D. Vitamin K
- 25. Chất nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của phôi thai, gây dị tật ở trẻ em?
- Rượu và chất kích thích B. Ma túy và bia
- Thuốc lá, chất gây nghiện D. Ma túy, thuốc lá, rượu
- 26. Để nâng cao chất lượng dân số, cần áp dụng biện pháp nào sau đây?
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng
. Luyện tập thể dục thể thao
- Tư vấn di truyền
. Cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, tư vấn di truyền
- 27. Ở các loài chim, việc ấp trứng có tác dụng?
- giúp cho tập tính ấp trứng không bị mất đi B. bảo vệ trứng không bị kẻ thù tấn công lấy đi
- C. tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển
- tăng tỉ lệ sống của trứng đã thụ tinh
- Ở động vật, ánh sáng ở vùng quang phổ nào tác động lên da để biến tiền vitamin D thành vitamin D?
- tia hồng ngoại B. tia tử ngoại
- tia alpha D. tia sáng nhìn thấy được.
C – KẾT LUẬN
Hiệu quả mang lại:
Trước khi tổ chức dạy học chủ đề theo hướng nghiên cứu bài học, cá nhân tôi được tổ chuyên môn đóng góp ý kiến về tiến trình bài học, phương pháp tổ chức tổ chức ở từng nội dung. Sau tiết dạy, tổ chuyên môn đã họp lại để nhận xét những điều thực hiện tốt và những điều chưa làm được, cần rút kinh nghiệm. Qua đó, cá nhân tôi nhận thấy, nếu có kế hoạch bài dạy tốt, khâu chuẩn bị tốt, hệ thống câu hỏi có định hướng, mục tiêu rõ ràng cho từng nhóm, từng cá nhân thì sẽ giúp lôi cuốn học sinh hợp tác, tham gia vào tiết học, giúp hoàn thành mục đích yêu cầu của chủ đề dạy học và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Sau nhiêu tiết dạy chủ đề, tôi nhận thấy khi học sinh quen với hình thức học tập này thì số lượng học sinh tham gia thực hiện nhiệm vụ được phân công càng tăng lên, số lượng học sinh tham gia chưa thích cực giảm xuống và không có học sinh không tham gia, kết quả kiểm tra đánh giá cao hơn.
- Những lưu ý khi tổ chức dạy học theo chủ đề:
– Trong quá trình học sinh tham gia thảo luận, giáo viên cần quan sát, theo dõi, đôn đốc các em thực hiện yêu cầu đặt ra, không để bỏ quên bất kỳ học sinh nào.
– Hệ thống câu hỏi thảo luận phải có định hướng rõ ràng, phù hợp đối tượng học sinh.
– Khi học sinh tham gia báo cáo thuyết trình, tránh để học sinh tương tác với nhau theo kiểu gọi bạn đứng dậy trả lời rồi nhận xét câu trả lời đó đúng hay sai, chỉ nên dừng lại ở mức độ là góp ý, nhận xét hoặc tranh luận về vấn đề nào đó. Cuối cùng, giáo viên sẽ củng cố, hoàn thành kiến thức.
– Trong quá trình các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nếu học sinh có sử dụng các câu, từ chưa phù hợp thì giáo viên nên nhắc nhở kịp thời để các học sinh khắc phục, không nên bỏ qua những điểm này (nhằm rèn cho các em kỹ năng giao tiếp).
– Giáo viên nên cho điểm cộng khích lệ, động viên đối với những học sinh hoặc nhóm học sinh tích cực tham gia trình bày báo cáo hay phát biểu ý kiến đóng góp xây dựng chủ đề, vì đây là sự cố gắng nỗ lực của học sinh.
Trên đây là phần xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học theo chủ đề : “Sinh trưởng và phát triển ở động vật”.
NGƯỜI BÁO CÁO
Trương Thị Hồng Phúc
Ký duyệt của BGH Ký duyệt của tổ chuyên môn